Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Nhiều người sống thực vật do không chữa bệnh hen


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Những dấu hiệu bệnh hen suyễn có thể đang trở nặng
  2. Những người có nguy cơ tử vong cao do hen suyễn
  3. Xử trí khi lên cơn suyễn
Bệnh hen có thể chữa trị song nhiều bệnh nhân không duy trì điều trị dẫn đến tử vong hoặc sống thực vật.
 
Bác sĩ Lê Thị Thu Hương, Trưởng Khoa Nội Hô hấp, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TP HCM), cho biết mới đây bệnh viện tiếp nhận một thai phụ nguy kịch vì lên cơn hen. 
 
Thai phụ có tiền sử hen suyễn nhưng không điều trị, nhập viện trong tình trạng đã hôn mê, tím tái. Bác sĩ tích cực hồi sức, thai phụ giữ được tính mạng nhưng phải sống đời thực vật. Em bé sau đó chào đời nhưng người mẹ vẫn không hồi phục.
 
Theo bác sĩ Hương, bệnh hen có thể chữa trị, kiểm soát tốt nhưng nhiều bệnh nhân chủ quan không duy trì điều trị, dẫn đến những cơn hen kịch phát gây tử vong, sống thực vật hoặc những biến chứng rất đáng tiếc. 
 
Hen suyễn là tình trạng viêm mạn tính của đường dẫn khí trong phổi, còn gọi hen phế quản. Tình trạng viêm này làm cho phế quản trở nên dễ phản ứng hơn với các yếu tố kích thích, từ đó gây ra cơn hen suyễn. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, hiện vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân.
 
Các triệu chứng của hen suyễn bao gồm khó thở, khó khè, nặng ngực và ho tái đi tái lại. Khi có cơn hen suyễn, thành của phế quản bị phù nề, phế quản bị co thắt, tăng tiết nhày nhớt trong lòng phế quản. Những điều này dẫn đến lòng phế quản hẹp lại, cản trở sự di chuyển của không khí.
 
Một số yếu tố làm cơn hen suyễn xuất hiện là khói thuốc lá, cảm cúm, các chất dị ứng từ thú có lông, nấm mốc, bụi, phấn hoa cỏ, khói lò, bụi nhà máy, một số loại thức ăn... Tình trạng gắng sức, chơi thể thao, làm việc nặng, thay đổi thời tiết, xúc động, mùi nồng gắt, ô nhiễm môi trường, sử dụng một số loại thuốc cũng có thể dẫn đến cơn hen.
 
cơn hen suyễn cấp tính
 
Có 2 loại thuốc điều trị hen suyễn. Thuốc cắt cơn hen suyễn (thuốc giãn phế quản) sử dụng khi có cơn hen. Thuốc ngừa cơn hen (thuốc kháng viêm) dùng hàng ngày để phòng ngừa cơn hen và bảo vệ chức năng phổi.
 
Khi bệnh hen suyễn được điều trị kiểm soát tốt, bệnh nhân có thể học tập, làm việc, chơi thể thao bình thường, ngủ yên giấc, tránh được hầu hết các cơn hen kịch phát, duy trì được chức năng phổi bình thường. Ngay cả khi khoẻ mạnh, bệnh nhân cũng nên đi khám bệnh đều đặn ít nhất 3-6 tháng một lần để bác sĩ có thể xem xét bệnh trạng và đổi thuốc nếu cần.
 
Bác sĩ Hương lưu ý, sử dụng thường xuyên thuốc cắt cơn hen suyễn ngay cả khi không lên cơn có thể gây hại sức khoẻ. Thuốc cắt cơn có thể làm dịu cơn hen một thời gian ngắn. Trong một số cơn hen, bệnh nhân cứ tưởng đã khoẻ hơn do dùng thuốc cắt cơn nhưng thực ra đường thở đang ngày càng phù nề hơn. Khi đó nếu cơn hen xảy ra sẽ rất nặng và có thể dẫn tới tử vong.
 
Nếu phải sử dụng thuốc cắt cơn hơn 2 lần trong một tuần do cơn hen, có nghĩa bệnh chưa được kiểm soát tốt, phải xem lại việc sử dụng thuốc ngừa cơn cho đúng liều và đúng cách. Nếu phải dùng thuốc cắt cơn hơn 4 lần một ngày, nên đến khám bác sĩ ngay trong ngày hôm đó.
 

Những dấu hiệu bệnh hen suyễn có thể đang trở nặng

 
- Các triệu chứng bệnh hen suyễn nặng hơn và thường xuyên hơn, nhất là vào ban đêm.
 
- Cần dùng thuốc cắt cơn hen suyễn thường xuyên hơn.
 
- Thuốc cắt cơn suyễn hiệu quả kém hơn trước.
 

Những người có nguy cơ tử vong cao do hen suyễn

 
- Đã từng có cơn hen suýt tử vong phải giúp thở bằng máy.
 
- Phải nhập viện 2 lần hay 3 lần cấp cứu trong năm vừa qua vì hen suyễn.
 
- Phải nhập viện vì hen suyễn trong tháng vừa qua.
 
- Hiện uống hay vừa mới ngưng thuốc chứa glucocorticosteroid.
 
- Quá lệ thuộc vào thuốc cắt cơn, đặc biệt khi dùng hơn một hộp ventolin hoặc thuốc tương đương trong hơn một tháng.
 
- Thời gian qua không tuân thủ điều trị.
 

Xử trí khi lên cơn suyễn

 
Nhận biết các dấu hiệu khi lên cơn hen suyễn như ho, khó thở, khò khè, nặng ngực.
 
Lập tức tránh xa những yếu tố làm cơn hen xuất hiện.
 
Dùng thuốc cắt cơn hen ngay. Xịt 2 nhát mỗi lần, 20 phút sau nếu vẫn không giảm xịt tiếp 2 nhát. 20 phút sau nữa vẫn không bớt xịt tiếp 2 nhát nữa. Nếu vẫn chưa bớt đi khám bác sĩ ngay.
 
Những bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao do hen suyễn phải đến gặp bác sĩ ngay khi dùng thuốc cắt cơn.
 
Cần gọi bác sĩ hoặc đi cấp cứu ngay nếu thuốc cắt cơn không giúp hạ được cơn, nói không nổi, mệt lả, không thể đi được, môi và móng tay chân tím tái, cánh mũi phập phồng khi thở, da vùng cổ và quanh xương sườn bị kéo lõm khi thở...
 
Theo Vnexpress

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát