Hen là một vấn đề y tế toàn cầu nghiêm trọng ảnh hưởng mọi nhóm tuổi. Tỉ lệ mắc hen đang gia tăng tại nhiều quốc gia, nhất là ở trẻ em. Dù một số quốc gia đã giảm được số nhập viện và tử vong do hen, hen vẫn là gánh nặng không thể chấp nhận được trên hệ thống y tế và xã hội qua việc làm mất năng suất nơi làm việc và gây xáo trộn trong gia đình đặc biệt là trường hợp hen trẻ em. Vì những gánh nặng mà hen gây ra, đòi hỏi cần có sự vào cuộc của các cơ quan y tế của nhiều quốc gia. Cần có hướng dẫn cụ thể nhằm xử trí hen và hạn chế những ảnh hưởng mà hen gây ra cho người bệnh nói riêng và xã hội nói chung.
Chiến lược Toàn cầu về Hen (GINA) là gì?
Năm 1993, Viện Tim, Phổi, Huyết học Quốc gia Hoa Kỳ cộng tác với Tổ chức Y tế thế giới tổ chức một hội thảo, từ đó soạn ra Báo cáo: Chiến lược Toàn cầu về Quản lý và Dự phòng Hen. Báo cáo này được tiếp theo bằng sự thiết lập Chiến lược Toàn cầu về Hen (GINA), một mạng lưới các cá nhân, tổ chức, và nhân viên y tế cộng đồng để phổ biến thông tin về chăm sóc bệnh nhân hen, và để cung cấp cơ chế áp dụng chứng cứ khoa học vào cải thiện chăm sóc hen. Hội đồng GINA sau đó được sáng lập, là một nhóm các chuyên gia chăm sóc hen tận tụy từ nhiều quốc gia.
Hội đồng làm việc với Ủy ban Khoa học, Ban Giám đốc và Ủy ban Phổ biến và Áp dụng để thúc đẩy sự hợp tác quốc tế và phổ biến thông tin về hen. Báo cáo GINA (Chiến lược Toàn cầu về Quản lý và Dự phòng Hen) đã được cập nhật từ 2002, và các ấn phẩm dựa trên các báo cáo GINA được dịch sang nhiều ngôn ngữ. Hàng năm, GINA bổ sung và điều chỉnh những nội dung trong báo cáo Chiến lược Toàn cầu về hen để các quốc gia có thể cập nhật và áp dụng phù hợp.
Ngày hen toàn cầu do GINA khởi xướng
Năm 2001, GINA khởi xướng Ngày Hen Toàn cầu hàng năm, nhằm nâng cao nhận thức về gánh nặng của hen, và trở thành một điểm tập trung các hoạt động tại chỗ và quốc gia để giáo dục gia đình và nhân viên y tế về các phương pháp hiệu quả để xử trí và kiểm soát hen.
Chiến lược Toàn cầu về Hen (GINA) 2020 có gì mới
Báo cáo GINA được cập nhật năm 2020 theo tổng quan tài liệu hai năm một lần như thông lệ bởi Ủy ban Khoa học GINA. Chi tiết đầy đủ các thay đổi được lưu trữ trên trang web GINA.
Nói tóm tắt, các thay đổi then chốt là:
+ Hướng dẫn tạm thời về xử trí hen trong đại dịch COVID-19: Lời khuyên vắn tắt về xử trí hen trong khung cảnh dịch COVID-19, tập trung vào sự an toàn của bệnh nhân và nhân viên y tế, dựa trên chứng cứ hiện có vào thời điểm xuất bản.
+ Phương pháp: Các chi tiết bổ sung về các khuyến cáo GINA đối với các chiến lược mới và hiện nay. Do GINA là một chiến lược toàn cầu và các chỉ định của chính quyền thay đổi giữa các quốc gia, các liệu pháp cụ thể không còn được gọi là ‟ngoài danh mục‟. Thầy thuốc được nhắc nhở tại một số chỗ trong suốt báo cáo hãy sử dụng nhận định (judgment) chuyên môn của chính mình trong việc đánh giá và điều trị từng bệnh nhân, và kiểm tra tính đủ điều kiện tại địa phương, liều dùng thuốc được phép, tiêu chuẩn người chi trả và các phác đồ quốc gia khi kê toa.
+ Đánh giá kiểm soát triệu chứng: Đã làm rõ rằng tiêu chuẩn sử dụng thuốc giảm triệu chứng, là một phần của việc đánh giá kiểm soát triệu chứng hen, liên quan đến đồng vận beta2 tác dụng ngắn khi cần (SABA). Quan điểm hiện nay của chúng tôi là tần suất của ICS-formoterol không nên được bao gồm trong việc đánh giá kiểm soát triệu chứng, nhất là đối với những bệnh nhân không dùng ICS duy trì, bởi vi nó đang cung cấp liệu pháp kiểm soát của bệnh nhân. Dữ liệu thêm được trông chờ và vấn đề này sẽ được tổng quan lại năm sau.
+ Chứng cứ bổ sung ủng hộ ICS-formoterol khi cần trong hen nhẹ: Khuyến cáo GINA 2019 về việc sử dụng ICS-formoterol khi cần trong hen nhẹ tiếp tục được ủng hộ bởi các kết quả của hai thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên bổ sung (RCT) ở người lớn. Các nghiên cứu nhãn mở này thể hiện cách những bệnh nhân bị hen nhẹ nên sử dụng ICS-formoterol khi cần trong cuộc sống thực. Chúng kể cả những bệnh nhân sử dụng SABA giữa hai lần một tháng và hai lần một ngày ở mức nền.
+ Kiểu hình viêm không cần thiết đối với việc kê toa ICS-formoterol khi cần trong hen nhẹ: Trong hai nghiên cứu, lợi ích của ICS-formoterol khi cần đối với việc làm giảm nguy cơ và kiểm soát triệu chứng tùy thuộc và các tính chất mức nền, kể cả chỉ dấu viêm (bạch cầu eosin trong máu và oxid nitric thở ra).
+ Các nguồn lực mới đối với điều trị ban đầu của hen mới được chẩn đoán: Các hình mới được thêm vào để giúp giải thích các tùy chọn điều trị ban đầu ở người lớn và thiếu niên và trẻ em 6-11 tuổi của hen mới được chẩn đoán.
+ Liều dùng hàng ngày tối đa của ICS-formoterol: Đối với bệnh nhân đã được kê toa điều trị duy trì và giảm triệu chứng với ICS-formoterol, liều dùng tối đa được khuyến cáo trong một ngày là tổng cộng 48 mcg formoterol đối với beclometasone-formoterol và 72 mcg formoterol đối với budesonide-formoterol (Bậc 3 và 4). Điều này cũng áp dụng với việc sử dụng chỉ khi cần của budesonide-formoterol trong hen nhẹ. Tuy nhiên, trong các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên trong hen nhẹ, việc sử dụng cao như vậy rất hiếm gặp, và việc sử dụng trung bình vào khoảng 3-4 liều mỗi tuần. Thông tin này đã được thêm vào văn bản về Bậc 1 và Bậc 2.
+ Sử dụng ICS mỗi khi sử dụng SABA trong hen nhẹ: Ủng hộ bổ sung đối với tùy chọn điều trị này ở trẻ em 6-17 tuổi bị hen nhẹ được cung cấp bởi một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên ở trẻ em châu Mỹ-Phi.
+ ICS liều thấp, trung bình, cao: được sửa chữa để phản ánh việc sử dụng các công thức ICS (formulations) tại các liều dùng khác nhau trên thực hành lâm sàng. Xin lưu ý, đó không phải là một bảng tương đương, mà thể hiện các liều được đề nghị của công thức ICS đối với các tùy chọn ICS liều ”thấp‟, ”trung bình‟ và ”cao‟. Tuy nhiên, liều dùng và nhãn pháp định (regulatory labelling) thay đổi từ nước này sang nước khác.
+ Chứng cứ bổ sung về xử trí hen ở trẻ em: Chứng cứ mới được thêm vào năm 2020 bao gồm một tổng quan hệ thống cho thấy rằng các chương trình tại trường học bao gồm tự xử trí, làm giảm số cấp cứu, số nhập viện, và số ngày giảm hoạt động (tr.94); và rằng ở trẻ trước khi đến trường, ICS hàng ngày có hiệu quả hơn đối vận thụ thể leukotriene (LTRA) đối với kiểm soát triệu chứng và làm giảm đợt kịch phát.
+ Mepolizumab đã được chấp thuận cho trẻ em ≥6 tuổi bị hen ái toan (eosinophilic asthma) nặng, nhưng dữ liệu hiệu quả trong nhóm tuổi này giới hạn trong một nghiên cứu không đối chứng nhãn mở nhỏ.
+ Nguy cơ tác dụng phụ của montelukast: Cảnh báo đã được cho thêm về nguy cơ của các tác dụng phụ về sức khỏe tinh thần nặng với montelukast.
+ Hen và COPD: bệnh nhân có các tính chất của cả hen và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), cũng được mô tả là “chồng lấp hen-COPD” hoặc hen+COPD đã được viết lại, và một hình mới đơn giản hơn. Việc nhấn mạnh vào lời khuyên dành cho thầy thuốc chăm sóc ban đầu và tổng quát, bao gồm chứng cứ rằng những bệnh nhân có các tính chất của cả hen lẫn COPD nên được điều trị với liệu pháp có chứa ICS, bởi vì điều này làm giảm nguy cơ nhập viện và tử vong so với chỉ một mình thuốc giãn phế quản.
+ Hen trong thai kỳ: Tổng quan các hướng dẫn hen trong thai kỳ nêu rõ nhu cầu thêm các thử nghiệm lâm sàng, và sự rõ ràng trong các khuyến cáo.
+ Hen cấp: Tài liệu tham khảo về “oxy lưu lượng cao” trong các báo cáo trước được sửa lại là “oxy nồng độ cao”.
+ Xác định các đợt kịch phát hen nặng ở trẻ em 5 tuổi hoặc nhỏ hơn: tiêu chuẩn đánh giá đã được sửa chữa; nhịp thở được thêm vào; co kéo bị loại bỏ; mạch được sửa chậm hơn.
+ Vai trò của nhân viên y tế không chuyên đã được huấn luyện: kết quả hen có thể được cải thiện bởi những can thiệp của nhân viên y tế không chuyên đã được huấn luyện, cũng như các điều dưỡng và dược sĩ đã được huấn luyện.
+ Yếu tố góp phần phát sinh bệnh hen: chứng cứ mới gợi ý rằng 13% tần suất hen toàn cầu ở trẻ em có thể do ô nhiễm xe cộ, và rằng béo phì là một yếu tố nguy cơ phát sinh bệnh hen.
Phác độ điều trị hen phế quản GINA 2020
Một số điểm chính về dùng thuốc trong kiểm soát hen theo GINA 2020 bao gồm:
+ Vì an toàn, GINA không còn khuyến cáo điều trị hen ở người lớn và thiếu niên với chỉ một mình SABA
+ GINA khuyến cáo rằng tất cả người lớn và thiếu niên bị hen nên được điều trị với thuốc kiểm soát hen có chứa ICS để làm giảm nguy cơ đợt kịch phát nặng và để kiểm soát triệu chứng. Thuốc kiểm soát có chứa ICS có thể được cho hoặc theo điều trị hàng ngày thường xuyên, hoặc ở hen nhẹ, ICS-formoterol sử dụng khi cần để làm giảm triệu chứng.
+ Điều trị với ICS liều thấp đều đặn hàng ngày, với SABA khi cần, có hiệu quả cao trong việc làm giảm các triệu chứng hen và làm giảm nguy cơ đợt kịch phát, nhập viện và tử vong do hen, nhưng tuân thủ với ICS kém.
+ Ở người lớn và trẻ em bị hen nhẹ, điều trị với ICS-formoterol liều thấp khi cần làm giảm nguy cơ đợt kịch phát nặng khoảng hai phần ba so với điều trị với chỉ SABA, và không thấp hơn ICS liều thấp hàng ngày đối với đợt kịch phát nặng.
Nâng bậc nếu hen vẫn không kiểm soát được dù tuân thủ tốt và kỹ thuật hít tốt.
+ Đối với bệnh nhân có các triệu chứng và/hoặc các đợt kịch phát dai dẳng dù sử dụng ICS liều thấp, xem xét nâng bậc nhưng đầu tiên phải kiểm tra các vấn đề thường gặp như kỹ thuật hít, tuân thủ, phơi nhiễm dị nguyên dai dẳng và bệnh đồng mắc.
+ Đối với người lớn và thiếu niên, điều trị nâng bậc ưa thích là kết hợp ICS – đồng vận beta2 liều thấp tác dụng dài (LABA).
+ Đối với người lớn và thiếu niên có đợt kịch phát dù có các liệu pháp khác, nguy cơ đợt kịch phát được làm giảm với ICS-formoterol liều thấp (với beclometasone hoặc budesonide) cả duy trì lẫn giảm nhẹ, so với cách điều trị kiểm soát duy trì cộng với SABA khi cần.
+ Đối với trẻ em 6-11 tuổi, tùy chọn Bậc 3 bao gồm ICS liều trung bình và kết hợp ICS – LABA liều thấp, để điều trị duy trì với SABA khi cần.
Hạ bậc để tìm liều hữu hiệu thấp nhất.
+ Xem xét hạ bậc khi đạt được kiểm soát hen tốt và duy trì trong khoảng 3 tháng, để tìm liều điều trị thấp nhất của bệnh nhân mà vẫn kiểm soát cả triệu chứng và đợt kịch phát.
- Cung cấp cho bệnh nhân bản kế hoạch hành động hen, theo dõi sát, và lập lịch tái khám.
- Không ngưng ICS hoàn toàn trừ khi điều này tạm thời cần thiết để xác định chẩn đoán hen.
Đối với tất cả bệnh nhân hen
+ Đào tạo và huấn luyện hen trong các kỹ năng thiết yếu
- Huấn luyện kỹ năng hít: điều này thiết yếu bởi vì thuốc có hiệu quả, nhưng kỹ thuật thường không đúng.
- Khích lệ sự tuân thủ với thuốc kiểm soát, thậm chí khi có triệu chứng không thường xuyên.
- Huấn luyện việc tự xử trí hen (tự theo dõi triệu chứng và/hoặc PEF, bản kế hoạch hành động hen và định kỳ xem lại) để kiểm soát triệu chứng và làm giảm đến mức tối thiểu nguy cơ đợt kịch phát.
Đối với bệnh nhân có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ đợt kịch phát
+ Kê toa thuốc có chứa ICS hàng ngày đều đặn, cung cấp kế hoạch hành động hen, và sắp xếp khám lại thường xuyên hơn so với bệnh nhân nguy cơ thấp.
+ Xác định và đối phó các yếu tố nguy cơ thay đổi được (vd. hút thuốc lá, chức năng hô hấp thấp).
+ Xem xét các phương pháp và can thiệp không dùng thuốc để hỗ trợ việc kiểm soát triệu chứng và làm
giảm nguy cơ (vd. khuyên cai thuốc lá, vận động hô hấp, vài phương pháp tránh các yếu tố kích phát).
+ Đối với tất cả bệnh nhân, hãy sử dụng nhận định chuyên môn của chính mình, và luôn luôn kiểm tra tính đủ điều kiện và tiêu chuẩn người chi trả địa phương.
Hen khó trị và nặng
+ Bệnh nhân bị kiểm soát triệu chứng kém và/hoặc có đợt kịch phát dù điều trị ở Bậc 4 hoặc 5 nên được đánh giá các yếu tố góp phần, và điều trị hen tối ưu. Nếu các vấn đề vẫn tiếp tục hoặc chẩn đoán không chắc chắn, chuyển đến một trung tâm chuyên khoa để đánh giá kiểu hình và xem xét liệu pháp bổ sung, kể cả thuốc sinh học.
Lựa chọn điều trị với thuốc kiểm soát ban đầu ở người lớn và thiếu niên với chẩn đoán hen
HDM: mạt bụi nhà; ICS: corticosteroid dạng hít; LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; LTRA: đối vận thụ thể leukotriene; OCS: corticosteroid dạng uống; SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn; SLIT: liệu pháp miễn dịch dưới lưỡi.
Lựa chọn điều trị với thuốc kiểm soát ban đầu ở trẻ em 6-11 tuổi với chẩn đoán hen
ICS: corticosteroid dạng hít; LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; LTRA: đối vận thụ thể leukotriene; OCS: corticosteroid dạng uống; SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn;
Xử trí theo từng cá thể đối với ngƣời lớn và thiếu niên để kiểm soát triệu chứng và giảm tới mức tối thiểu nguy cơ trong tương lai
Xử trí theo từng cá thể đối với trẻ em 6-11 tuổi để kiểm soát triệu chứng và giảm tới mức tối thiểu nguy cơ trong tương lai
ICS: corticosteroid dạng hít; LABA: đồng vận beta2 tác dụng dài; LTRA: đối vận thụ thể leukotriene; OCS: corticosteroid dạng uống; SABA: đồng vận beta2 tác dụng ngắn
Một số nhóm thuốc điều trị hen:
+ SABA là đồng vận beta2 tác dụng ngắn như fenoterol, salbutamol, terbutaline thường gọi là thuốc cắt cơn
+ ICS là Corticosteroid dạng hít, thường gặp như fluticason, beclomethason, budesonid…
+ LABA là đồng vận beta2 tác dụng dài như salmeterol, bambuterol, formoterol….
Để xem chi tiết báo cáo GINA 2020, liên hệ tổng đài 1800 5454 35 hoặc nhắn tin qua zalo 0916 561 338, bác sĩ tư vấn sức khỏe sẽ gửi bạn file tài liệu đầy đủ nhất.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn