Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày nếu tình trạng bệnh không được kiểm soát. Tổ chức Y tế thế giới nhận định hai căn bệnh này có xu hướng tăng cao trong thế kỷ 21.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tiếng Anh: Chronic Obstructive Pulmonary Disease - COPD) là nguyên nhân gây bệnh và tử vong đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Theo dự đoán của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) số người mắc bệnh sẽ tăng lên 3 - 4 lần trong thập kỷ này. Đến năm 2020, phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3.
Tại Việt Nam, kết quả nghiên cứu dịch tễ học cho thấy tỷ lệ mắc phổi tắc nghẽn mạn tính chung là 4,2%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 7,1% và nữ giới là 1,9%. Tình trạng hút thuốc lá, thuốc lào và ô nhiễm môi trường khiến tỷ lệ mắc bệnh có chiều hướng gia tăng. Do đó, chi phí cho chẩn đoán và quản lý luôn ở mức cao so với các bệnh lý khác.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh
Trong khi đó, hen phế quản là bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất các các lứa tuổi trên toàn thế giới. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày khi tình trạng bệnh không được kiểm soát. Thế giới kiện có khoảng 300 triệu người mắc hen phế quản, và khoảng 250.000 trường hợp tử vong vì bệnh mỗi năm. Tỷ lệ mắc hen phế quản ước tỉnh khoảng 6 - 8% ở người lớn và khoảng 10 - 12% ở trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hen phế quản gây lãng phí khoảng 15 triệu năm cuộc sống và tiêu tốn khoảng 1% tổng gánh nặng bệnh tật. Đến năm 2025, ước tính thế giới có thêm khoảng 100 triệu bệnh nhân hen phế quản, đưa tổng số bệnh nhân từ 300 triệu hiện này lên 400 triệu. Tỷ lệ tử vong do hen phế quản ngày một gia tăng và hiện nay chỉ đứng sau ung thư. Cứ 250 người tử vong thì có 1 người chết vì hen phế quản.
Trước thực trạng lo ngại của phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2012 của dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn và mạn tính. Đến tháng 7/2013, chương trình đổi thành phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản đã được phát động và triển khai rộng rãi. Bước đầu dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã đạt được một số thành công nhất nhất định.
Bên cạnh đó, người dân cũng cần hiểu rõ hơn về bệnh và có ý thức hơn trong việc xác định mức độ phát triển của bệnh cũng như tuân thủ quy tắc điều trị và quá trình phát triển của bệnh. Khi được tư vấn và hướng dẫn, người dân sẽ nhận biết được các yếu tố nguy cơ cao đối với những người có tiền sử hút thuốc lá, thuốc lào, thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, rơm rạ, bếp củi, bếp than... Việc khám, phát hiện sớm bệnh hen phế quản và phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ giúp cho quá trình điều trị bệnh được hiệu quả, ít biến chứng hơn. Bởi thực tế, hiện nay, nhiều người bệnh không có điều kiện để khám, phát hiện và điều trị sớm nên họ thường đến các cơ sở y tế điều trị khi bệnh đã quá nặng và có nhiều biến chứng.
Bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0913 850 596
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn