Theo GS.TS. Ngô Quý Châu - Phó Giám đốc BV Bạch Mai, Giám đốc Trung tâm Hô hấp BV Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, thời tiết giao mùa thu đông có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Khi trời trở lạnh, không khí lạnh có thể làm đường hô hấp trên, các mạch máu dưới niêm mạc co lại, đường niêm mạc không được tưới máu nhiều, khả năng bảo vệ của niêm mạc chống lại virus, vi khuẩn qua đường thở giảm dần đi, các hoạt động bảo vệ khác kém đi. Tỷ lệ không nhỏ trẻ em và người có sức đề kháng kém mắc các bệnh hô hấp trên như viêm mũi họng, viêm khí quản, phế quản, viêm amidan, viêm phổi, màng phổi....khi thời tiết trở lạnh.
Với những bệnh nhân mắc viêm đường hô hấp dưới mạn tính như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) hay hen phế quản, thời tiết lạnh sẽ làm tình trạng bệnh nặng lên, các triệu chứng như khó thở, tức ngực, ho đờm tăng lên, nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu do các cơn khó thở cấp.
Để giảm thiểu nguy cơ do các đợt cấp của hen và phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra, những đối tượng sau nên chủ đông đi khám tầm soát nếu thấy xuất hiện các triệu chứng:
- Hút thuốc lá, thuốc lào hơn 10 năm.
- Trực tiếp đun bếp (than, củi, rơm, rạ) trên 30 năm
- Tiếp xúc khói, bụi, hóa chất nghề nghiệp
- Khó thở nặng dần theo thời gian
- Ho liên tục nhiều tháng, nhiều năm
- Thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng.
Phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh lý thường gặp ở đối tượng trên 40 tuổi, ngay cả khi không có triệu chứng (ho, khè khè, khó thở, nặng ngực) thì luồng khí vẫn bị giới hạn, bệnh diễn tiến chậm qua nhiều năm dù có điều trị. Khi chụp X - quang phổi ở bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ có tình trạng ứ khí nặng, bệnh cầu trung tính trong đàm, bạch cầu lympho trong đường thở và có thể có viêm toàn thân.
Bệnh nhân COPD bắt buộc phải dùng thuốc kéo dài để duy trì chức năng đường thở, tránh các trường hợp nguy kịch, cần chủ động thăm khám sớm để được điều trị phù hợp.
Ths. Bs Quỳnh Xuân
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn