Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD như thế nào?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Phòng ngừa bệnh COPD như thế nào ?
  2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh
  3. Triệu chứng nhận biết
  4. Phòng bệnh cách nào?
  5. Kỹ thuật ho có kiểm soát giúp khạc đờm, làm thông thoáng đường thở

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng bệnh lý có thể dự phòng và điều trị được.

Bệnh đặc trưng bởi sự cản trở luồng khí không hồi phục hoàn toàn, sự cản trở thông khí này thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi với các phân tử nhỏ hoặc khí độc hại mà trong đó quan trọng là khói thuốc.

 

Phòng ngừa bệnh COPD như thế nào ?

 

Để giúp các bạn hiểu rõ về bệnh COPD thì hôm nay chúng tôi có bài viết giúp hiểu rõ các nguyên nhân của bệnh và cách phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
 

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh

 

Thuốc lá: Là nguyên nhân chính của bệnh và tử vong do COPD. Người hút thuốc có nguy cơ bị bất thường chức năng phổi nhiều hơn. Theo Hiệp hội lồng ngực Mỹ, 15% số những người hút thuốc có triệu chứng lâm sàng của COPD và 80 - 90% các bệnh nhân COPD đều có hút thuốc. Hút thuốc lá thụ động: trẻ em trong gia đình có người hút thuốc lá bị các bệnh đường hô hấp trên với tỉ lệ cao hơn trẻ em trong gia đình không có người hút thuốc.Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Ô nhiễm môi trường: Khói, bụi nghề nghiệp, khói bếp than... là các yếu tố nguy cơ để phát triển bệnh, tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ này nhỏ hơn so với thuốc lá.

Nhiễm trùng hô hấp: Nhiễm trùng hô hấp ở trẻ em dưới 8 tuổi gây tổn thương lớp tế bào biểu mô đường hô hấp và các tế bào lông chuyển, làm giảm khả năng chống đỡ của phổi. Nhiễm virut hợp bào hô hấp có khả năng làm tăng tính phản ứng phế quản, tạo cơ hội cho bệnh phát triển.

Yếu tố cơ địa: Tăng tính phản ứng của phế quản là yếu tố nguy cơ làm phát triển bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tăng tính phản ứng phế quản thấy ở 8 - 14% người bình thường.Thiếu α1 - antitrypsin là yếu tố di truyền được xác định chắc chắn gây bệnh COPD và giãn phế nang.

Hội chứng rối loạn vận động nhung mao.

Tuổi: tỉ lệ bệnh gặp cao hơn ở người già.

Chế độ dinh dưỡng lúc còn nhỏ, thiếu các vitamin A, D, E có liên quan tới việc tăng tỉ lệ bệnh.

 

Triệu chứng nhận biết


Bệnh nhân có tuổi từ 40 trở lên, có tiền sử hoặc hiện tại có tiếp xúc với yếu tố nguy cơ: hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với khói bụi và hóa chất, khói bếp và khói của nhiên liệu đốt... có các biểu hiện:

Ho khạc đờm 3 tháng trong 1 năm và liên tiếp trong 2 năm trở lên. Trong đợt cấp do nhiễm trùng đờm nhiều hơn và thay đổi màu sắc của đờm.

Khó thở: Tiến triển nặng dần theo thời gian và khó thở liên tục. Bệnh nhân “phải gắng sức để thở”, “thở nặng”, “cảm giác thiếu không khí” hoặc “thở hổn hển”. Khó thở tăng lên khi gắng sức, nhiễm trùng đường hô hấp.

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ COPD, bệnh nhân cần đến khám tại chuyên khoa Hô hấp, các bác sĩ chuyên khoa thăm khám thực thể, làm một số thăm dò chẩn đoán xác định. Đo chức năng hô hấp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định và đánh giá mức độ nặng của COPD. Xquang phổi có thể thấy hình ảnh giãn phế nang, loại trừ các bệnh phổi khác như: u phổi, giãn phế quản, lao phổi. Điện tâm đồ, siêu âm tim giúp đánh giá ảnh hưởng tim mạch ở giai đoạn muộn của bệnh.Thở oxy dài hạn tại nhà cần có chỉ định của bác sĩ.

 

phòng ngừa copd


Điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


Các điều trị chung

Tránh lạnh, ẩm, bụi, khói...Cần đeo bảo hộ lao động khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Sắp xếp môi trường sống hợp lý, không đun bếp than, củi.

Cai nghiện thuốc lá, thuốc lào: tư vấn cai nghiện thuốc, dùng thuốc bổ sung hỗ trợ cai nghiện. Cần ngăn ngừa cả hút thuốc lá chủ động và thụ động.

Vệ sinh mũi họng thường xuyên.

Tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm vào đầu mùa thu.

Tiêm vắc-xin phòng phế cầu.


Dùng thuốc giãn phế quản và corticoid, thuốc chống viêm có tác dụng kéo dài

Các thuốc giãn phế quản sử dụng điều trị COPD: ưu tiên các loại thuốc giãn phế quản dạng phun hít khí dung. Liều lượng và đường dùng của các thuốc này tùy thuộc vào mức độ và giai đoạn bệnh.

Corticoid được chỉ định khi bệnh nhân COPD giai đoạn nặng, có nhiều đợt cấp. Dùng corticoid phối hợp với các thuốc giãn phế quản kéo dài.

Kháng sinh: Chỉ nên dùng khi có biểu hiện nhiễm khuẩn. Việc dùng kháng sinh bừa bãi nhanh dẫn đến kháng thuốc ở bệnh nhân COPD do bệnh kéo dài và bệnh nhân phải dùng kháng sinh nhiều đợt.

Thuốc loãng đờm: Chỉ dùng trong đợt cấp có ho khạc đờm nhiều, ở giai đoạn COPD ổn định điều trị tại nhà, không nên dùng các thuốc loãng đờm.

Thuốc giảm ho: Ho mặc dù đôi khi gây khó chịu cho bệnh nhân COPD nhưng nó có vai trò bảo vệ. Chỉ dùng thuốc giảm ho khi triệu chứng này ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống của bệnh nhân như: tức ngực, mất ngủ...

Thuốc an thần: Chống chỉ định dùng vì nó gây ức chế trung tâm hô hấp và làm nặng thêm tình trạng tăng CO2 máu.

Thở oxy dài hạn tại nhà: Chỉ định cho bệnh nhân suy hô hấp mạn tính. Để có chỉ định thở oxy, bệnh nhân phải được đánh giá đầy đủ bởi bác sĩ chuyên khoa thông qua: khí máu động mạch, điện tim, siêu âm tim.

Điều trị bệnh phối hợp: Bệnh phổi tắc nghẽn có ảnh hưởng toàn thân, người bệnh COPD thường có bệnh phối hợp: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, táo bón, trầm cảm... Bệnh phối hợp làm nặng thêm tình trạng bệnh phổi tắc nghẽn. Điều trị bệnh kèm theo là một bước quan trọng trong kiểm soát bệnh COPD.

Người bệnh cần được khám theo dõi hàng tháng tại chuyên khoa hô hấp. Đo chức năng hô hấp đánh giá lại giai đoạn bệnh 3 tháng/lần.
 

Phòng bệnh cách nào?


Không hút thuốc lá, thuốc lào, tiếp xúc với các khí độc hại, ô nhiễm môi trường.

Điều trị sớm các nhiễm khuẩn đường hô hấp và các bệnh lý kèm theo.

Phục hồi chức năng hô hấp: Mục đích chính của phục hồi chức năng hô hấp là để giảm các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường thể lực và tinh thần trong cuộc sống hàng ngày. Để hoàn thành những mục tiêu này, phục hồi chức năng hô hấp cần lưu tâm đến các vấn đề ngoài hô hấp bao gồm: tập luyện trong hoàn cảnh thiếu tiện nghi, cô lập với xã hội, tình trạng buồn rầu (đặc biệt là trầm cảm) và sút cân.

 

Kỹ thuật ho có kiểm soát giúp khạc đờm, làm thông thoáng đường thở

 

Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái.

Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu.

Bước 3: Nín thở trong vài giây.

Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài.

Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng. Thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho.

Kỹ thuật thở chúm môi

Tư thế ngồi thoải mái.

Thả lỏng cổ và vai.

Hít vào chậm qua mũi.

Khi thở ra, môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.

Kỹ thuật thở hoành

Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.

Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.

Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển.

Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát