Ở bệnh nhân COPD nhất là ở nhóm viêm phế quản mãn, thường có tình trạng tắc nghẽn các đường đẫn khí do đờm nhớt hay viêm nhiễm phù nề gây hẹp lòng phế quản. Còn ở nhóm khí phế thũng, các phế nang thường bị phá hủy, mất tính đàn hồi. Dẫn đến hậu quả không khí thường bị ứ đọng trong phổi, gây thiếu oxy cho nhu cầu cơ thể.
Các bài tập thở là các kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng ứ khí trong phổi và tăng cường cử động hô hấp của lồng ngực.
2.2. Bảo tồn và duy trì chức năng hô hấp
Mục đích:
- Hướng dẫn các bài tập thở để khắc phục sự ứ khí trong phổi.
- Hướng dẫn các biện pháp đối phó với tình trạng khó thở.
Ở bệnh nhân COPD nhất là ở nhóm viêm phế quản mãn, thường có tình trạng tắc nghẽn các đường đẫn khí do đờm nhớt hay viêm nhiễm phù nề gây hẹp lòng phế quản. Còn ở nhóm khí phế thũng, các phế nang thường bị phá hủy, mất tính đàn hồi. Dẫn đến hậu quả không khí thường bị ứ đọng trong phổi, gây thiếu oxy cho nhu cầu cơ thể.
Các bài tập thở là các kỹ thuật nhằm khắc phục tình trạng ứ khí trong phổi và tăng cường cử động hô hấp của lồng ngực.
2.2.1. Bài tập thở chúm môi
- Khí bị nhốt trong phổi làm cho người bệnh khó thở; đẩy được lượng khí cặn ứ đọng trong phổi ra ngoài mới có thể hít được không khí trong lành.
- Thở chúm môi là phương pháp giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn.
Kỹ thuật thở chúm môi
- Tư thế ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Hít vào chậm qua mũi.
- Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
- Lưu ý:
o Nên lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.
o Tập đi tập lại nhiều lần sao cho thật nhuần nhuyễn và trở thành thói quen.
o Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở, như khi leo cầu thang, tắm rửa, tập thể dục…
2.2.2. Bài tập thở hoành
Người khỏe mạnh:
- Động tác hít thở thực hiện được nhờ hoạt động co cơ của các cơ ở lồng ngực, vai, cổ và hoạt động của cơ hoành.
- Đa số chúng ta thở chủ yếu bằng các cơ ở lồng ngực còn gọi là thở ngực.
- Các vận động viên, ca sĩ thường có kiểu thở (lấy hơi) bằng cơ hoành để lấy nhiều khí vào phổi hơn, còn gọi là thở bụng.
Bệnh nhân COPD:
- Do tình trạng ứ khí trong phổi nên lồng ngực bị căng phồng làm hạn chế hoạt động của cơ hoành.
- Cơ hoành là cơ hô hấp chính, nếu hoạt động kém sẽ làm thông khí ở phổi kém và các cơ hô hấp phụ phải tăng cường hoạt động.
- Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng.
Kỹ thuật thở hoành
- Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.
- Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.
- Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên. Lồng ngực không di chuyển.
- Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.
- Lưu ý:
o Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen.
o Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở cơ hoành ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà.
2.2.3. Các biện pháp đối phó với cơn khó thở
- Chọn các tư thế đứng hoặc ngồi sao cho phần thân trên từ hông trở lên hơi cúi về phía trước. Có thể tìm các điểm tựa như tường, mặt bàn, bệ gạch…Tư thế này giúp cơ hoành di chuyển dễ dàng hơn.
- Luôn kết hợp với thở mím môi.
- Ở tư thế ngồi, chi trên nên đặt ở tư thế sao cho khuỷu tay hoặc bàn tay chống lên đầu gối hay đầu tựa vào cẳng tay. Ở tư thế này, các hoạt động của các cơ hô hấp ở lồng ngực hỗ trợ tốt nhất để làm nở phổi.
2.2.4. Cơn khó thở về đêm
Nếu bệnh nhân có cơn khó thở về đêm, thường phải thức giấc vì khó thở cần lưu ý:
Trước khi ngủ:
Dùng thuốc giãn phế quản loại tác dụng kéo dài.
Dùng nhiều gối để kê đầu cao khi ngủ.
Đặt thuốc bơm xịt loại để cắt cơn ngay cạnh giường, trong tầm tay.
Khi thức giấc vì khó thở:
Ngồi ở cạnh mép giường với tư thế hơi cúi người ra phía trước, khuỷu tay chống gối.
Thở mím môi chậm rãi và điềm tĩnh cho đến khi hết khó thở.
(Còn tiếp...)
Xem lại phần 1 : Phục hồi chức năng hô hấp cho bệnh nhân COPD Phần 1
Dự án phòng chống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản - Bộ Y tế
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn