99% bệnh nhân hen phế quản không được kiểm soát tốt, bỏ ngỏ điều trị trong khi căn bệnh này có chiều hướng gia tăng và trở thành mối nguy với tỷ lệ tử vong hằng năm vượt các căn bệnh nan y khác.
Hen phế quản - Đáng ngại với trẻ em
Bác sĩ Huỳnh Thị Hồng Loan – Bệnh viện ĐH Y dược TPHCM ví von TPHCM là “thủ đô của hen phế quản” sau khi kết quả một nghiên cứu về dị ứng và hen phế quản ở trẻ em tại TPHCM được công bố, cho thấy có đến 29,1% trẻ em 12 – 13 tuổi bị khò khè và hầu hết số trẻ này đều mắc bệnh hen phế quản. Tỷ lệ này cao nhất so với các nước trong khu vực châu Á.
Theo bác sĩ Loan, ước tính trung bình trong 5 trẻ dưới 2 tuổi có 1 trẻ bị hen. Tại phòng khám hen của Bệnh viện Nhi đồng 1 có khoảng 1/3 bệnh nhi hen phế quản còn trong lứa tuổi nhũ nhi.
Theo Hội Hen, Dị ứng – Miễn dịch lâm sàng Việt Nam, ngoài việc tỷ lệ hen ở người lớn gia tăng, ở trẻ em, tỷ lệ bệnh này cũng đáng báo động khi năm 2000 tỷ lệ tăng 8% thì đến nay tỷ lệ mắc hen ở trẻ em Việt Nam là 11%. Nhưng thực tế, chẩn đoán bệnh hen ở trẻ em không phải dễ dàng, đặc biệt ở trẻ dưới 5 tuổi, khi triệu chứng bệnh nhiều khi không rõ ràng và đầy đủ như ho, khò khè, khó thở, nặng ngực.
Theo bác sĩ Loan, trẻ ở độ tuổi này thường không đo được hô hấp ký. “Từ 6 tuổi trở lên, một số trẻ có thể thực hiện được phép đo hô hấp ký, tuy nhiên, kết quả của các phép đo này không hoàn toàn chính xác do phụ thuộc nhiều vào nỗ lực của trẻ khi đo và tay nghề của kỹ thuật viên”- Bác sĩ Loan cho biết. Theo bà, trẻ ở độ tuổi này cũng đã có thể biết mô tả các triệu chứng bệnh của mình nhưng nhiều khi bằng các từ không chính xác. Ví dụ thay vì nặng ngực, ngạt thở, các cháu có thể nói là bị đau rát ngực hoặc phải lấy hơi để thở.
Hen phế quản ở trẻ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)
1% bệnh nhân hen phế quản được kiểm soát
Chi phí điều trị cho một bệnh nhân hen trong một năm khoảng 300 USD. Theo thống kê, tỷ lệ hen ở người lớn ngày càng gia tăng, từ 2,2% vào năm 1980 đến nay đã hơn 5%. Hiện Việt Nam có hơn 8 triệu người mắc căn bệnh này.
Vậy nhưng theo TS- BS Lê Thị Tuyết Lan- Phó Chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM, hiện chỉ có khoảng 1% bệnh nhân hen được kiểm soát hoàn toàn ở Việt Nam một con số quá nhỏ. Trong khi các nghiên cứu cho thấy, ngày nay bệnh hen hoàn toàn có thể được điều trị và kiểm soát tốt. Nhiều trường hợp bệnh nhân đã điều trị được tận gốc bệnh hen bằng các sản phẩm thuốc điều trị có nguồn gốc từ thảo dược.
Rào cản trong chẩn đoán và điều trị hen phế quản
Theo khảo sát của Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch thì hơn 43% trường hợp mắc bệnh hen ở TPHCM không có thu nhập cá nhân, kinh tế lệ thuộc đã khiến cho tương lai điều trị bệnh của họ ngày càng xa vời. Ngoài ra gần 50% bệnh nhân không được bảo hiểm xã hội chi trả trong quá trình điều trị cũng khiến cho việc tiếp cận các dịch vụ y tế gặp khó khăn.
Bác sĩ Phan Thanh Liêm, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch cho biết, đến nay có khoảng 13/24 trung tâm y tế dự phòng quận, huyện có triển khai chương trình hen phế quản nhưng có hơn 70% trung tâm gặp khó khăn về cơ sở vật chất, thuốc men, nhân lực. Do xem nhẹ việc điều trị, thiếu kiểm soát cộng với những rào cản đó khiến cho 25% bệnh nhân hen phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng lên cơn cấp tính; 42% bệnh nhân phải nghỉ học và 29% người lao động phải nghỉ làm vì bệnh hen.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Đoan Trang – Khoa Khám và điều trị ngoại trú Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, mỗi năm Việt Nam có khoảng 3000 người bị tử vong vì hen.
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị CÁC BỆNH HÔ HẤP miễn cước 1800 5454 35/ zalo 0916 561 338
(Tổng hợp)
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn