Hầu hết những người mắc bị cảm lạnh, hen phế quản (hen suyễn), đau đầu, ... thường chứng kiến các triệu chứng bệnh trở nặng vào ban đêm. Các chuyên gia đã nhận diện được thủ phạm gây ra tình trạng này.
Ho ban đêm là hiện tượng phổ biến ở những người mắc bệnh hen suyễn, khiến họ không thể ngủ ngon. Các bệnh nhân hen suyễn còn có xu hướng trải qua những triệu chứng nặng hơn vào ban đêm, kể cả thở khò khè. Nhiều bệnh nhân mắc hen suyễn còn thường xuyên bị tái phát cơn hen cấp tính về đêm hoặc sáng sớm. Vậy tại sao tình trạng hen suyễn thường tăng nặng về đêm?
Cùng xem nguyên nhân của tình trạng này qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Các triệu chứng của hen suyễn thường nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ nhỏ
Các chuyên gia nhận định, điều này có thể liên quan đến nhịp sinh học của cơ thể (trong chu kỳ 24 giờ đồng hồ). Hàm lượng các hormone, chẳng hạn như hormone gây stress cortisol, thay đổi vào ban đêm, ảnh hưởng đến đường hô hấp. Cụ thể là, sau nửa đêm, tỉ lệ hô hấp xuống đến mức thấp nhất, dẫn đến việc vận chuyển oxy vào máu và thải loại carbon dioxite ra khỏi cơ thể trở nên kém hiệu quả hơn.
Ngoài ra, trong phòng ngủ cũng tràn ngập các kích thích tố phổ biến đối với bệnh hen suyễn, kể cả mạt nhà trong chăn ga, chiếu đệm, đồ chơi bằng bông, thảm và rèm cửa. Việc thông gió trong phòng ngủ cũng thường kém và bào tử nấm mốc sẽ sinh sôi nảy nở trong môi trường ấm cũng như ẩm ướt.
Tư thế nằm ngang cũng có thể làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Chẳng hạn như, ho khi nằm có thể do áp lực với cơ hoành (cơ phân chia vùng ngực với vùng bụng), đặc biệt nếu ai đó bị béo phì, trào ngược dạ dày hoặc bị chảy nước mũi, khiến dịch nhầy từ mũi chảy xuống phía sau cổ họng.
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn