Người có bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dễ bị táo bón. Tình trạng khó đại tiện khiến cho họ phải gắng sức và khó thở hơn. Động tác gắng sức khi đi tiêu do táo bón có thể gây suy hô hấp.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp ở người lớn tuổi. Đối tượng này có thói quen ăn ít chất xơ, uống không đủ nước hoặc nhai không kỹ do có bệnh lý răng miệng... nên thường bị táo bón.
Một số bệnh nhân lớn tuổi hoặc bệnh nặng cần sự hỗ trợ dài ngày của người khác trong các sinh hoạt hằng ngày nên sinh ra tâm lý “ngại” đi tiêu. Mỗi khi có cảm giác đi tiêu, họ lại cố gắng chịu đựng nên phân ứ lại trong đại tràng, cô đặc lại. Đại tràng bị căng lâu ngày nên giảm đáp ứng với kích thích, gây táo bón.
Táo bón có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD (Ảnh minh họa)
Bệnh nhân COPD thường khó thở hoặc phải thở nhanh, có thể mất nước nhiều hơn qua hơi thở và mồ hôi so với người bình thường. Mặt khác, do bệnh nên họ thường ăn uống kém, hoặc sợ ăn uống nhiều làm căng dạ dày, gây khó thở nên cơ thể dễ bị thiếu nước, làm cho phân bị cô đặc và dẫn đến táo bón.
Với các bệnh nhân phải nằm viện, cơ thể bị “xáo trộn” do thay đổi môi trường sinh hoạt hằng ngày, phải nằm điều trị chung với những người không quen, phải sử dụng chung nhà vệ sinh với người lạ… Điều này làm thay đổi thói quen ăn uống cũng như vệ sinh và có thể dẫn đến táo bón.
Bệnh nhân COPD thường xuyên dùng thuốc anticholinergic và chúng cũng là yếu tố gây táo.
Táo bón có thể gây đau bụng, trướng bụng, cản trở hô hấp, từ đó gây khó thở nhiều hơn. Bệnh nhân luôn cảm thấy khó thở ngay cả trong sinh hoạt hằng ngày, khó thở ngay cả khi vệ sinh cá nhân. Nếu bị táo bón, bệnh nhân phải gắng sức rặn nên càng khó thở và dễ dẫn đến cơn khó thở kịch phát, phải nhập viện cấp cứu.
Táo bón và các thuốc chống táo bón có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của một số thuốc điều trị COPD.
Vì vậy, các chuyên gia khuyên bệnh nhân COPD nên:
- Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và chất xơ.
- Chia nhỏ các bữa ăn hằng ngày để đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết và tránh cảm giác căng trướng bụng do ăn no gây khó thở.
- Uống nước đầy đủ. Nên dùng một bình có dung tích 1,5-2 lít chứa nước uống để uống dần trong ngày (trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ).
- Tập thói quen đi tiêu đúng giờ.
- Luyện tập thể dục đều đặn hằng ngày cũng góp phần cải thiện sức khỏe và tránh táo bón.
- Tuân thủ chế độ điều trị COPD để giảm số đợt kịch phát, duy trì chức năng hô hấp.
- Khi bi táo bón, nên báo cho bác sĩ biết để được hướng dẫn và sử dụng thuốc hợp lý (nếu cần). Không nên tự ý dùng thuốc chống táo bón vì càng lạm dụng thuốc tình trạng táo bón càng nặng hơn.
Tổng đài bác sĩ tư vấn điều trị miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn