Những triệu chứng của hen phế quản (suyễn) xuất hiện và biến mất phụ thuộc vào hoạt động và hoàn cảnh. Những triệu chứng đầu tiên thường là ho và thở rít, các triệu chứng tái đi, tái lại và thường nặng về đêm, khi gắng sức hoặc gặp lạnh. Đặc biệt ở trẻ nhỏ thường xuyên gặp phải các triệu chứng như ho, khò khè. Thở khò khè có phải là dấu hiệu của bệnh hen phế quản? Cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau.
Những biểu hiện chung của bệnh hen phế quản
Bạn có thể có biểu hiện khó thở kèm theo ho và thở cò cứ, các dấu hiệu này cũng có thể xuất hiện khi gắng sức. Các triệu chứng xuất hiện và mất đi tự nhiên, nhưng thường mất đi nhanh hơn khi dùng thuốc giãn phế quản. Cơn khó thở có thể kéo dài vài giờ hoặc cả ngày. Ngoài cơn người bệnh có thể cảm thấy như người bình thường.
Nhiễm lạnh, cảm cúm, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp có thể gây bùng phát bệnh hen phế quản, khi đó người bệnh cảm thấy khó thở, thở rít, ho tăng, khạc đờm tăng, nặng ngực....Tìm hiểu thêm những dấu hiệu chung của bệnh hen suyễn.
Những câu hỏi thường gặp khi chẩn đoán hen phế quản
Thông thường bạn được biết mình bị bệnh hen phế quản thông qua một lần đi khám bác sỹ, khi đó bác sỹ sẽ hỏi bạn về các biểu hiện của bệnh khiến bạn đi khám, sự liên quan của các triệu chứng bệnh tới thời gian trong ngày, thời tiết, việc làm, nhà cửa và các sinh hoạt của bạn. Những câu hỏi về triệu chứng thường là những câu hỏi sau đây:
- Khi bạn thở, có khi nào bạn hoặc người xung quanh nghe thấy tiếng cò cứ không ?
- Các triệu chứng thường xuất hiện vào ban ngày hoặc ban đêm?
- Các triệu chứng của bạn thường xuất hiện hoặc nặng thêm khi bạn tiếp xúc với những yếu tố nào (yếu tố gây cơn)?
- Trong tuần hoặc tháng vừa qua bạn xuất hiện bao nhiêu cơn về ban ngày, bao nhiêu cơn về ban đêm?
- Khi xuất hiện các triệu chứng như vậy bạn thường dùng thuốc hoặc biện pháp gì để làm hết cơn khó thở?
Thở khò khè có phải là dấu hiệu của bệnh hen phế quản? (Ảnh minh họa)
Khi nào cần phải nghĩ rằng mình có thể bị bệnh hen phế quản
Bạn cần phải nghĩ rằng mình có thể bị bệnh hen phế quản khi có một trong triệu chứng sau đây:
- Cơn khó thở với các đặc điểm:
+ Thường bắt đầu với các biểu hiện: hắt hơi, sổ mũi, ngứa mắt, ho khan, buồn ngủ...
+ Cơn khó thở xuất hiện với tiếng khò khè, cò cứ mà người ngoài nghe cũng thấy.
+ Cơn kết thúc bằng một trận ho và khạc đờm. Đờm thường trong, quánh và dính.
- Trong thời gian trước đây (tiền sử) có một trong các triệu chứng sau:
+ Ho, tăng về đêm.
+ Tiếng rít, khò khè tái phát.
+ Khó thở tái phát.
+ Nặng ngực nhiều lần.
+ Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên về đêm, làm người bệnh phải thức giấc.
- Các triệu chứng xuất hiện hoặc nặng lên khi có tiếp xúc với:
+ Khói thuốc lá, thuốc lào, khói bếp than.
+ Lông vật nuôi: mèo, chó, chim...
+ Bụi nhà: chăn bông, gối, vật nhồi bông, thảm.
+ Nhiễm trùng hô hấp.
+ Phấn hoa.
+ Thay đổi thời tiết.
+ Các hoá chất bốc hơi, các mùi hắc: nước hoa, thuốc xịt phòng, thuốc diệt muỗi, gián...
+ Thuốc: aspirine và một số thuốc khác.
+ Thay đổi cảm xúc mạnh: cười hoặc la lớn.
+ Gắng sức.
Làm thế nào để biết trẻ em bị hen?
Trẻ thường có ho kéo dài, ho tăng lên về đêm, những đợt ho này có thể xuất hiện đi kèm với tình trạng viêm đường hô hấp (ho, sốt, thở nhanh, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi) hoặc không. Cần đặc biệt lưu ý nếu trẻ có tiền sử gia đình có bệnh dị ứng.
Chú ý cần phân biệt với các bệnh khác như: bệnh bạch hầu, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản hay ho gà.
Chẩn đoán hen phế quản ở trẻ em không phải luôn chính xác do không có những thăm dò đặc hiệu cho trẻ em, do vậy việc chẩn đoán thường chỉ dựa vào diễn biễn triệu chứng và đáp ứng với điều trị như thử dùng thuốc salbutamol (viên màu hồng), theophyllin (viên chữ T), ephedrin (viên chữ E), hoặc các thuốc xịt .... thấy trẻ có bớt ho. Những trường hợp này cần nghĩ ngay tới bệnh hen phế quản.
Khi trẻ em bị hen, bệnh hen sẽ tiếp tục tồn tại theo suốt cuộc đời đứa trẻ nếu không được điều trị tận gốc. Vì thế các bậc phụ huynh cần quan tâm và có hướng điều trị sớm cho trẻ, tránh tiếp xúc yếu tố nguy cơ gây hen, như hút thuốc, tiếp xúc khói thuốc, khói, bụi, nuôi chó, mèo....
Tổng đài tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338.
PV tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn