Gửi BS,
Bé 3 tuổi có nhập viện BV nhi đồng 1 vì bị hen suyễn, nay đã hơn 1 năm. Thời gian này bé hay bị ho, sổ mũi, đi khám BS nhi đồng bảo bé bị viêm phế quản dạng giống hen. BS kê đơn thuốc kháng sinh uống nay bé đã khỏi, nhưng BS khuyên gia đình nên cho bé uống singulair 4mg mỗi ngày 1 viên, uống duy trì 3 tháng, thuốc này không ảnh hưởng gì, chỉ là dạng thuốc ngừa.
Bé uống nay đã được 20 ngày. Em tìm hiểu thì biết thuốc này có tác dụng ức chế thần kinh, uống thời gian dài sẽ ảnh hưởng tính tình bé (như là tự kỷ). Gia đình rất lo ngại, mong BS tư vấn dùm. Gia đình bên nội của bé có ba thế hệ có người bị hen suyễn ạ.
(Bạn đọc Thảo My - Bình Dương)
Chào bạn Thảo My,
Thuốc singulair 4mg điều trị hen phế quản mạn tính ở người lớn và trẻ em trên 6 tháng tuổi, gồm dự phòng: triệu chứng hen ngày và đêm, hen nhạy cảm với aspirin, co thắt phế quản do gắng sức. Làm giảm triệu chứng ban ngày và ban đêm của viêm mũi dị ứng theo mùa cho người lớn và trẻ em trên 2 tuổi, viêm mũi dị ứng quanh năm cho người lớn và trẻ trên 6 tháng.
Để điều trị hen uống 1 lần, buổi tối. Liều dùng từ 2-5 tuổi là viên nhai 4 mg/ngày hoặc ngày uống 1 gói 4 mg cốm hạt.
Cần lưu ý là hiện nay vẫn chưa xác định được hiệu lực khi uống SINGULAIR trong điều trị các
cơn hen cấp tính. Vì vậy, không nên dùng SINGULAIR các dạng uống để điều trị cơn hen cấp.
Đã có báo cáo về tác dụng phụ thần kinh – tâm thần ở người bệnh dùng SINGULAIR. Vì có các yếu tố khác có thể góp phần vào tác dụng này, nên vẫn chưa biết rõ liệu các tác dụng này có liên quan đến SINGULAIR hay không.
Khi giảm liều corticosteroid dùng đường toàn thân ở người bệnh dùng các thuốc chống hen khác, bao gồm các thuốc đối kháng thụ thể leukotriene sẽ kéo theo trong một số hiếm trường hợp sau: tăng bạch cầu ưa eosin, phát ban, thở ngắn, biến chứng tim và/hoặc bệnh thần kinh có khi chẩn đoán là hội chứng Churg-Strauss là viêm mạch hệ thống có tăng bạch cầu ưa eosin. Mặc dù chưa xác định được sự liên quan nhân quả với các chất đối kháng thụ thể leukotriene, cần thận trọng và theo dõi chặt chẽ lâm sàng khi giảm liều corticosteroid đường toàn thể ở người bệnh dùng SINGULAIR.
Chưa có nghiên cứu về tính an toàn và tính hiệu lực của thuốc trên bệnh nhi dưới 6 tháng tuổi.
Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc cần lưu ý thêm một số tác dụng phụ có thể gặp phải như: Các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng: viêm đường hô hấp trên; Rối loạn huyết học: tăng xu hướng chảy máu; Rối loạn hệ miễn dịch: các phản ứng quá mẫn bao gồm phản vệ, rất hiếm gặp thâm nhiễm bạch cầu ưa eosin tại gan; Rối loạn tâm thần: kích động bao gồm hành động hung hăng hoặc chống đối, lo âu, trầm cảm, mất phương hướng, mộng mị bất thường, ảo giác, mất ngủ, dễ kích động, bồn chồn không yên, mộng du, có ý nghĩ và hành vi tự tử, rung cơ; Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt, buồn ngủ, dị cảm (cảm giác bất thường)/giảm cảm giác, rất hiếm gặp co giật; Rối loạn tim: đánh trống ngực; Rối loạn hô hấp, ngực và trung thất: chảy máu mũi.
Rối loạn dạ dày ruột: tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn; Rối loạn gan mật: tăng ALT và AST, rất hiếm khi viêm gan (bao gồm viêm gan ứ mật, viêm tế bào gan, và tổn thương gan nhiều thành phần)
Rối loạn da và mô dưới da: phù mạch, bầm tím, ban đỏ nốt, ngứa, phát ban, mề đay; Rối loạn cơ xương và mô liên kết: đau khớp, đau cơ bao gồm chuột rút; Rối loạn toàn thân và tình trạng tại chỗ dùng thuốc: suy nhược/mệt mỏi, phù, sốt.
Thân mến!
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn