Việc chuẩn đoán hen phế quản cho trẻ dưới 5 tuổi thường đang trong tình trạng chưa đúng do các bệnh về đường hô hấp đều có triệu chứng khá giống nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem chuẩn đoán hen phế quản dưới 5 tuổi tại sao chưa đúng trong bài viết nay.
Chuẩn đoán hen phế quản cho trẻ dưới 5 tuổi thường chưa đúng
Hiện nay chẩn đoán hen phế quản, ngay cả ở các nước tiên tiến trên thế giới, vẫn chưa đúng mức độ của bệnh hoặc bỏ sót triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các trị số chức năng hô hấp và sự thay đổi các trị số này từ bệnh lý chuyển sang bình thường trong thời gian ngắn. Chỉ có những bệnh nhân trên 5 tuổi mới có thể thực hiện thăm dò chức năng hô hấp. Vì thế hen phế quản ở trẻ em dưới 5 tuổi thường chẩn đoán chưa đúng.
Khó thở ở trẻ em do rất nhiều nguyên nhân, do đó chẩn đoán là hen suyễn sẽ mắc phải sai lệch. Thật vậy, chúng ta đang ở trong một xã hội mà bệnh lao còn đang hoạt động mạnh mẽ. Các triệu chứng sơ nhiễm lao ở trẻ em có đặc tính giống hệt như hen suyễn. Ðặc biệt ở những trẻ bị suy dinh dưỡng - lao sơ nhiễm khởi đầu bằng triệu chứng ho, khó thở xuất hiện nhiều lần trong ngày và ngay cả về đêm. Những trẻ này thường được chẩn đoán là viêm phế quản dạng hen và được điều trị như hen phế quản.
Ðể chẩn đoán hen phế quản cho trẻ dưới 5 tuổi, phải dựa trên các yếu tố:
+ Bệnh sử gia đình không có nguồn lây lao, tiền căn dị ứng.
+ Bản thân có giai đoạn viêm phổi, viêm phế quản kéo dài.
+ Chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng.
+ Phản ứng lao tố.
Chẩn đoán phân biệt hen phế quản với trẻ em
Lao phổi thứ phát cũng có những tình huống tương tự cho nên chẩn đoán cần phải làm:
+ X-quang phổi thẳng, nghiêng.
+ Phản ứng lao tố.
+ Chức năng hô hấp: biến đổi của các chỉ số này với các thuốc dán phế quản.
+ Các yếu tố cần thiết giúp chẩn đoán hen phế quản và để phân biệt hen với lao.
Tóm lại, ở trẻ em dưới 5 tuổi dựa trên các yếu tố sau đây để chẩn đoán bệnh hen phế quản:
+ Tiền căn dị ứng của bản thân và gia đình.
+ Thở khò khè thường xảy ra vào ban đêm, theo thời tiết.
+ Chụp X-quang phổi thẳng và nghiêng không phát hiện tổn thương.
Chẩn đoán phân biệt hen phế quản ở người lớn
+ Có tiền căn khó thở thì thở ra, khi vận động. Cơn khó thở xuất hiện về đêm, theo thời tiết.
+ Chụp X-quang phổi.
+ Thăm dò chức năng hô hấp giúp chẩn đoán xác định.
Phân loại hen phế quản ở trẻ
Độ nặng
|
Gián đoạn
|
Dai dẳng
|
Nhẹ
|
Vừa
|
Nặng
|
Triệu chứng ban ngày
|
<= 2 lần/tuần
|
>= 2 lần/tuần nhưng không phải hàng ngày
|
Hàng ngày
|
Cả ngày
|
Thức giấc về đêm
|
Không
|
1-2 lần/tháng
|
3-4 lần/tháng
|
>1 lần/tuần
|
Dùng thuốc cắt cơn tác dụng nhanh để cải thiện triệu chứng
|
< 2 lần/tuần
|
> 2 lần/tuần nhưng không phải hàng ngày
|
Hàng ngày
|
Vài lần mỗi ngày
|
Ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày
|
Không
|
Đôi khi
|
Ảnh hưởng không thường xuyên
|
Ảnh hưởng thường xuyên
|
Hen là bệnh có diễn tiến thay đổi theo thời gian, tất cả các mức độ bệnh (bậc hen) đều có thể gặp phải cơn hen nặng nguy hiểm tới tính mạng. Do vậy việc chuẩn bị đề phòng các cơn hen cấp tính đều cần thiết với mọi trường hợp, dù đang ở bậc nhẹ.
Điều trị hen phế quản ở trẻ
Mục tiêu điều trị hen nhằm đạt được 6 mục tiêu kiểm soát hen sau:
- Không có triệu chứng hen (hoặc có ít nhất)
- Không thức giấc do hen
- Không phải dùng thuốc cắt cơn (hoặc dùng ít nhất)
- Không hạn chế hoạt động thể lực
- Chức năng phổi trở lại bình thường.
- Không có cơn kịch phát.
Điều trị hen bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng ngoài cơn hen. Thuốc điều trị hen có thể dùng tại chỗ (hít, khí dung), uống hoặc tiêm. Tuy nhiên thuốc dùng tại chỗ có nhiều ưu điểm, trong đó thuốc corticosteroid dạng hít là thuốc dự phòng hen được đánh giá cao. Ngoài ra hiện nay các bác sĩ thường chỉ định cho các bậc phụ huynh dự phòng cho trẻ bằng thuốc y học cổ truyền, vừa hạn chế được tác dụng phụ, vừa an toàn cho trẻ.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn nắm rõ hơn về chuẩn đoán bệnh hen ở trẻ dưới 5 tuổi. Mọi thông tin cần tư vấn thêm xin liên hệ với chúng tôi qua tổng đài miễn cước 1800 5454 35 để được giải đáp.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn