Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Trị hen phế quản bằng phương pháp cổ truyền


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Bài thuốc chữa hen theo dân gian
  2. Xoa bóp các huyệt để giảm các triệu chứng của hen suyễn

Theo y học cổ truyền thì "đông bệnh, hạ trị" (bệnh mùa đông trị mùa hè). Bệnh hen thường phát vào mùa đông thì cần trị ngay từ mùa hè. Mùa hè dương khí lớn mạnh, vì thế nếu chú ý bồi dưỡng phế trong mùa hè phế khí mạnh hơn thì sang mùa đông bệnh hen  sẽ giảm dần dần rồi khỏi hẳn.

 

Bài thuốc chữa hen theo dân gian

 

Sau đây là một số bài thuốc dân gian giúp hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn hiệu quả:


Bài 1: rau hẹ 100g, rửa sạch cắt đoạn; trứng gà 2 quả đập vào bát đánh đều, cho mỡ vào chảo rán sôi mỡ, đổ trứng và rau vào xào chín, ăn với cơm.


Bài 2: tỏi 10 củ, giã nát, cho đường đỏ vào nồi cùng tỏi, nước vừa đủ nấu thành cao. Mỗi lần ăn 1 thìa, ăn 2 lần vào sáng và tối.


Bài 3: lạc nhân 15g, đường phèn 15g, lá dâu 15g. Cho tất cả vào nồi nước vừa đủ nấu khi lạc nhân nhừ thì bỏ lá dâu, còn lại ăn hết.


Bài 4: bí đỏ tươi 500g gọt bỏ vỏ, táo tàu 15 quả bỏ hạt, nước vừa đủ nấu chín nhừ, cho đường vào, ăn trong ngày.
 
Bài 5: gừng tươi 200g giã vắt lấy nước, đường phèn 200g nấu chảy ra, vừng đen 200g rang vàng, chờ cho nguội trộn với nước gừng sao cho khô lại đổ mật ong và nước đường phèn vào trộn đều, cho vào lọ đậy kín, dùng dần. Ngày uống hai lần sáng tối, mỗi lần 1 thìa với nước nguội. Dùng tốt cho người già bị hen suyễn.


Bài 6: sữa đậu nành 1 bát, đường phèn 60g, nấu cùng. Ngày uống 1 lần.


Bài 7: phổi lợn làm sạch nhồi lá hẹ 100g, củ hẹ 10g đã rửa sạch thái nhỏ, nướng chín ăn.


Bài 8: tinh dầu hoa hồng 2 giọt pha trong 100ml nước đun sôi để nguội, uống buổi sáng có tác dụng ngăn cơn hen, ức chế nguyên nhân gây hen.


Bài 9: lá táo ta 100g, lá chanh 50g, hạt cải canh 10g; hoặc lá dâu 200g, lá khế 500g, hạt tía tô 10g; hoặc lá ngải cứu 150g, dây tơ hồng 100g, hạt bìm bìm 10g. Các vị tán bột dùng nước sôi hãm trong phích nước để uống trong buổi sáng có thể ngăn cơn hen trong cả ngày.

 

Các bài thuốc y học cổ truyền trên đã được ứng dụng trong dân gian từ lâu. Tuy nhiên để hạn chế những nguy cơ do dược liệu không đảm bảo chất lượng, quá trình chưng cất thuốc làm giảm hiệu quả của bài thuốc thì người bệnh nên có sự tư vấn của lương y, dược sĩ, bác sĩ y học cổ truyền khi thực hiện. 

 

trị hen phế quản bằng phương pháp cổ truyền
 

Trị hen phế quản bằng phương pháp cổ truyền (Ảnh minh họa)

 

Xoa bóp các huyệt để giảm các triệu chứng của hen suyễn


 
Bấm huyệt đại chùy, định suyễn, phế du; Nhào và bắt gió ở gáy, phần trên của lưng và cẳng tay; Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 3 phút; Điểm và nhào huyệt túc tam lý, phong long; Véo dọc cột sống cả 2 bên từ đốt sống cổ 7 đến đốt sống cùng cụt; Người bệnh tự xoa, ấn, day huyệt đản trung, thiên đột, chà xát 2 bên gáy, 2 bên động mạch cảnh cổ.


Vị trí huyệt
 

Thiên đột: huyệt nằm ở giữa chỗ lõm trên bờ trên xương ức, trước khí quản và thực quản, ở trong góc tạo nên bởi bờ trong của cơ ức - đòn - chũm, bờ trong của 2 cơ ức đòn - móng và bờ trong của cơ ức - giáp trạng.

 

 

Day huyệt thiên đột làm giảm triệu chứng của hen suyễn


 
Ðản trung: ở điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường đi ngang qua 2 núm vú (nam giới) hay đường đi ngang qua bờ trên 2 khớp xương ức thứ 5 (nữ giới).

 

 

Ngoài việc dùng thuốc tây y, bệnh nhân hen nên thường xuyên tự tiến hành

những thao tác ấn huyệt đản trung để nhằm nâng cao hiệu quả trị liệu, tích cực phòng được nhiều tình trạng bệnh khác.


 
Phế du: bắt chéo bàn tay vòng qua cổ sang phía lưng đối diện, huyệt nằm ở đầu ngón tay giữa, cách đường trục giữa cột sống lưng 1,5 tấc.

 


 
Ðại chùy: nằm ở giữa đốt sống cổ 7 và đốt sống ngực 1.
 
Túc tam lý: huyệt nằm ở dưới mắt đầu gối 3 tấc và cách bờ xương ống chân 1 tấc.
 
Phong long: từ mắt cá chân ngoài đo lên 8 thốn hoặc lấy huyệt ở điểm giữa nếp khoeo chân và mắt cá chân ngoài.
 
Ðịnh suyễn: cách huyệt đại chùy (hoặc gai đốt sống C7) ngang ra 1 tấc.

 

Theo SK&ĐS
 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát