Tiến triển bệnh hen ở trẻ nhỏ rất khó dự đoán, một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kể tần suất lên cơn hen cấp tính, nhất là các thể nặng.
Những triệu chứng thường gặp của hen phế quản ở trẻ em
- Hen phế quản ở trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi thường khó chẩn đoán chính xác. Các triệu chứng thường không điển hình nên dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác, đặc biệt là viêm phế quản. Các bác sĩ khi chẩn đoán bệnh thường dùng thuật ngữ Viêm phế quản thể hen là để theo dõi tình trạng bệnh và xác định bệnh lý chính xác sau khi điều trị thử. Các nghiên cứu dịch tễ học thực tế cho thấy: viêm phế quản và hen có tiếng rít chỉ là một và đều là một bệnh có biểu hiện phản ứng quá mức của phế quản trong các trường hợp tăng viêm do tiếp xúc với dị nguyên.
- Bệnh Hen phế quản thường bắt đầu từ 2-10 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh hen trẻ em có bố hoặc mẹ bị hen phế quản cao hơn nhiều so với trẻ không có bố hoặc mẹ mắc bệnh. Hen có liên quan đến yếu tố di truyền nhưng là bệnh không lây nhiễm.
- Nhiều khi cơn hen xuất hiện dưới dạng viêm phế quản hay viêm mũi- phế quản: cơn hen đầu tiên xuất hiện thường là sau một đợt nhiễm trùng nặng về đường hô hấp, đôi khi đó là do bụi, lông súc vật, hơi khói của bếp than tổ ong, phấn hoa, khói thuốc lá.... Có trường hợp cơn hen xuất hiện sau một thời gian cắt amidan, gắng sức trong khi chạy bộ, tiêm thuốc hay tiêm chủng, thay đổi khí hậu, môi trường sống... Hen ở trẻ nhỏ có thể kèm theo sốt, viêm họng, thường được gọi là hen bội nhiễm. Hen bội nhiễm khi điều trị ngoài dùng các thuốc trị hen thông thường thì cần dùng thêm kháng sinh.
- Các yếu tố gợi ý khả năng trẻ mắc hen ngoài các triệu chứng như ho, khò khè diễn tiến thường xuyên, có thể nặng hơn khi về đêm hay sáng sớm, xảy ra khi gắng sức, cười khóc hay tiếp xúc với khói thuốc lá, khí lạnh, thú nuôi...; Có ran rít ran ngày khi nghe phổi thì các bác sĩ có thể chẩn đoán hen dựa vào điều trị thử.
Triệu chứng hen phế quản ở trẻ nhỏ
Các thể hen phế quản ở trẻ, phân loại hen ở trẻ
- Viêm phế quản co thắt: có thể trẻ chỉ biều hiện duy nhất bằng những cơn ho giống như ho gà nhưng lúc hít vào không tháy ồn ào, đôi khi lẫn lộn giữa cơn ho có tiếng rít. Nhưng hậu quả của cơn ho dữ dội chính là do trẻ bị viêm phế quản co thắt, đôi khi ăn song trẻ bị nôn vọt vì ngứa họng và luôn muốn ho.
- Viêm phế quản co thắt (thể hen) khó thở nhiều: hen cũng có thể biều hiện dưới dạng một viêm phế quản khó thở. Khi khó thở và ho, nhiều dịch tiết ra và không giống như hen kinh điển, bắt đầu và kết thúc không đột ngột
- Hen gắng sức: khác hẳn với khó thở gắng sức, kiểu hen này thường xuất hiện sau gắng sức ở trẻ em như leo cầu thang, chạy nhảy nhiều, hoặc có thể xuất hiện khi trẻ hít phải không khí lạnh đột ngột.
- Hen ác tính: khi các cơn hen liên tiếp xảy ra vào chiều và đêm, không đáp ứng với các thuốc dãn phế quản ở liều thường dùng.
Tiến triển bệnh hen ở trẻ nhỏ rất thất thường, một số trường hợp ổn định nhưng sau 15 năm lại bị hen lại, thậm chí sau 20-30 năm. Nếu được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả thì làm giảm đáng kêt tần suất hen người lớn, nhất là các thể nặng.
Các xét nghiệm cần thực hiện khi chẩn đoán hen suyễn
Không có xét nghiệm nào chẩn đoán chính xác hen phế quản ở trẻ dưới 5 tuổi. Với trẻ lớn hơn 5 tuổi có thể các bác sĩ sẽ chỉ định môt số xét nghiệm cận lâm sàng sau để chẩn đoán hen:
- X- quang ngực
- Xét nghiệm lẩy da hay định IgE đặc hiệu
- Hô hấp ký hay đo lưu lượng đỉnh kế
- Dao động xung ký
- Đo FeNO
Dựa vào các xét nghiệm này, nếu bệnh nhi thỏa mãn 5 tiêu chuẩn sau đây thì có thể kế luận bệnh nhi mắc hen:
- Khò khè, ho tái đi đi tái lại
- Hội chứng tắc nghẽn đường thở: lâm sàng có ran rít, ran ngáy
- Có đáp ứng thuốc giãn phế quản hoặc đáp ứng với điều trị thử và xấu đi khi ngưng thuốc.
- Có tiền sử bản thân hay gia đình dị ứng hoặc có yếu tố khởi phát.
- Đã loại trừ các nguyên nhân gây khò khè khác.
Điều trị hen phế quản ở trẻ
Điều trị hen ở trẻ bao gồm điều trị cắt cơn và điều trị dự phòng. Điều trị cắt cơn hen ở trẻ cần có sự phối hợp tốt giữa bác sĩ - gia đình và nhà trường. Điều trị ban đầu tại nhà bao gồm xịt hai nhát salbutamol 200 mcg, có thể lặp lại sau mỗi 20 phút nếu cần thiết. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau thì cần đưa trẻ tới ngay các cơ sở y tế:
- Trẻ quá khó thở
- Triệu chứng của trẻ không đỡ ngay sau 6 nhát xịt thuốc giãn phế quản trong 2 giờ
- Cha mẹ hoặc người chăm sóc không thể xử trí cơn hen cấp tại nhà.
Những thuốc hay biện pháp sau không nên sử dụng trong cơn hen cấp:
- Kháng sinh: Chỉ dùng khi có bằng chứng nhiễm khuẩn
- Truyền dịch: Chỉ khi có dấu hiệu mất nước (thận trọng tránh quá tải dịch)
- Thuốc an thần, thuốc làm lỏng chất tiết, thuốc gây giảm xuất tiết nhóm kháng histamin, thuốc siro ho có chứa dextromethorphan, vật lý trị liệu hô hấp.
Về điều trị dự phòng, duy trì, mục tiêu điều trị cần đạt được là kiểm soát tốt triệu chứng và duy trì mức hoạt động bình thường của trẻ. Giảm thiểu nguy cơ diễn tiến xấu trong tương lai, giảm nguy cơ xuất hiện cơn hen cấp, duy trì chức năng hô hấp và quá trình phát triển của phổi càng gần với bình thường càng tốt và giảm thiểu tác dụng phụ của thuốc.
Các thuốc được dùng để dự phòng hen sẽ phụ thuộc vào triệu chứng và mức độ kiểm soát hen trong từng giai đoạn. Nếu trẻ khò khè không thường xuyên do nhiễm virus, giữa các đợt không có hoặc ít triệu chứng thì thuốc phòng ngừa ưu tiên là LTRA (kháng thụ thể leukotrien (2 - 4 tuần). Nếu kiểu triệu chứng phù hợp với hen và triệu chứng hen không kiểm soát tốt, hoặc có >= 3 cơn cấp/năm hoặc kiểm triệu chứng không phù hợp với hen nhưng các đợt khò khè xuất hiện thường xuyên (mỗi đợt từ 6 - 8 tuần) thì điều trị thử 3 tháng, dự phòng bằng ICS (corticoid dạng hít) liều thấp nhất hàng ngày, có thể thay thế bằng LTRA. Nếu chẩn đoán hen nhưng không kiểm soát tốt với ICS liều thấp thì nâng liều lên trung bình hoặc phối hợp ICS liều thấp và LTRA. Nếu hen không kiểm soát tốt với ICS liều trung bình thì tiếp tục tăng liều với sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ.
Khi điều trị hen, đặc biệt lưu ý cho mọi trẻ em:
- Đánh giá kiểm soát triêu chứng, nguy cơ về sau, các bệnh kèm.
- Kỹ năng tự xử trí: giáo dục sức khỏe kỹ thuật hít, bảng kế hoạch xử trí hen, tuân thủ điều trị.
- Thường xuyên đánh giá: đáp ứng điều trị, tác dụng phụ, thiết lập điều trị hiệu quả với liều tối thiểu.
- Kiểm soát môi trường (tùy trường hợp): khói thuốc lá, dị nguyên, ô nhiễm không khí trong nhà/ngoài trời.
Tổng đài bác sĩ theo dõi điều trị 1800 545435.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn