Có người khi bé bị hen phế quản, đến tuổi dậy thì (12- 13 tuổi) lại hết; song có người bình thường bị hen nhưng có thai và cho con bú lại không hen. Hoặc ngược lại khi hành kinh hay giai đoạn tiền mãn kinh thì cơn hen lại nặng hơn.
Nhưng tại sao nội tiết thay đổi lại ảnh hưởng đến hen phế quản thì chưa có nghiên cứu nào lý giải về lý do này.
Nội tiết tố thay đổi ảnh hưởng gì đến hen phế quản
Hen phế quản ở trẻ tăng nhanh ở hầu hết các nước, chiếm từ 8 đến 15%; ở các nước Đông Nam Á chiếm từ 10 đến 15%. Ngoài sự thay đổi về khí hậu toàn cầu (nóng lạnh, mưa nắng thất thường) sự phát triển về dân số quá nhanh so với sản xuất; nền kinh tế chênh lệch quá lớn giữa giàu vào nghèo; nghèo quá cũng sinh bệnh mà giàu quá cũng sinh bệnh.
Tập tính sinh hoạt thay đổi, môi trường sống thay đổi, ô nhiễm môi trường và các tác động tâm lý do sức ép của cơ chế thị trường đó là những vấn đề chung gây gia tăng bệnh hen phế quản nói chung ở các lứa tuổi và hen phế quản ở trẻ em nói riêng. Cần lưu tâm tới tỷ lệ hen phế quản ở trẻ sơ sinh hay thiếu niên do các đối tượng này dễ bị bỏ sót trong quá trình chuẩn đoán bệnh.
Tuổi dễ gây tử vong ở hen phế quản thường nằm trong khoảng từ 12 đến 19 tuổi theo thống kê, tỷ lệ này lên tới 90%.
Việc ổn định sinh hoạt trong gia đình tác động tốt đến sự phát triển của trẻ. Ngược lại sự bất hòa trong gia đình tác động rất xấu đến sự phát triển trí tuệ, thể lực, nhân cách và bệnh tật, trong đó có hen phế quản.
Việc điều trị sai lầm, do kém hiểu biết hay ở trách nhiệm của người thầy thuốc, hoặc quá lạm dụng corticoide của một số gia đình đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới bệnh nhân hen. Bệnh ngày càng diễn biến phức tạp hơn, gây suy giảm miễn dịch, suy giảm sức đề kháng, gây phức tạp cho quá trình điều trị sau này.
Với trẻ nhỏ, khi thấy các triệu chứng:
- Khò khè về đêm, ho háng hắng
- Tiền sử mắc bệnh chàm
- Gia đình có bố mẹ, anh chị em ruột bị dị ứng thì cần cảnh giác với bệnh hen phế quản.
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn