Phế quản là những ống nhỏ dẫn khí vào trong buồng phổi. Viêm phế quản cấp tính là tình trạng nhiễm khuẩn nhanh và ngắn hạn ở các phế quản. Viêm phế quản cấp tính gây ra sưng & tăng tiết dịch (đàm) gây ra khó thở. Có thể có ho và thở khò khè do lượng dịch xuất tiết nhiều trong phế quản.
Viêm phế quản cấp tính là gì?
Viêm phế quản cấp tính thường sinh ra do lớp màng nhầy ở phế quản bị vi-rút tấn công, hoặc bị viêm nhiễm vì môi trường (khói thuốc lá chẳng hạn), khiến phế quản bị sưng và đau rát. Viêm phế quản thường dẫn tới viêm xoang hoặc viêm các đường hô hấp. Bệnh có thể lâu từ 3 ngày tới 3 tuần lễ.
Triệu chứng đầu của viêm phế quản cấp tính là ho, người ớn lạnh, sốt thấp, đau họng và bắp thịt.
Cách chữa trị viêm phế quản cấp tính
- Xông mũi bằng cách hít hơi nước nóng (nếu có dụng cụ hay máy hít càng tốt).
- Dùng thuốc kháng sinh.
- Dùng aspirin hay acetaminophen để trị sốt và đau nhức.
- Dùng thuốc long đờm và kích thích ho để tống đờm ra hoặc dùng thuốc hen P/H để giúp tống xuất đờm, giảm ho, giảm tình trạng viêm của phế quản.
- Nằm nghỉ
- Uống nhiều nước.
- Không hút thuốc.
Để sức khỏe phục hồi hoàn toàn, nhiều khi phải cần tới 1 tháng. Nếu sau khi chữa trị 1 tuần, không thấy bệnh thuyên giảm, cần đi khám bác sĩ, vì có thể bệnh chuyển sang thành viêm phổi.
Viêm phế quản mạn tính gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống hô hấp
Người bị viêm phế quản mạn tính ho nhiều và có nhiều đờm hơn, bệnh có thể kéo dài từ 2 tháng tới 2 năm – phần lớn là đàn ông. Căn bệnh thường làm các phế nang bị tổn thương ảnh hưởng tới chức năng thở ra, hít vào của phổi nên có ảnh hưởng xấu tới toàn hệ thống hô hấp.
Viêm phế quản mạn tính là gì ? Tham khảo ngay bài viết chi tiết về bệnh viêm phế quản mạn tính.
Những triệu chứng của viêm phế quản mạn tính là:
- Hơi thở ngắn khi hít vào.
- Thời gian nghỉ giữa thở ra hít vào, ngắn.
- Ho có đờm đặc, vàng.
Những người dễ mắc chứng viêm phế quản mạn tính là những người ở trong vùng không khí bị ô nhiễm của khu công nghiệp; những công nhân tiếp xúc với bụi kim loại, sợi bông, vải; những người hút thuốc lá.
Đề phòng bệnh viêm phế quản mạn tính, nên:
- Tránh những nơi ô nhiễm. Nếu cần thiết phải có mặt, nên có băng che mũi, miệng.
- Không đi ra đường trong thời gian khí bị ô nhiễm nặng.
- Dùng các thứ thuốc long đờm, thông khí quản và các thuốc kháng sinh khi bị bệnh, theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Nếu bệnh kéo dài quá một tuần, nhất thiết phải đi khám bệnh, coi có phải bệnh tiến triển thành viêm phổi hay không.
Hãy thực hiện theo các cách của chúng tôi để ngăn chặn hiện tượng bệnh viêm phế quản trong cuộc sống thường ngày. Tổng đài bác sĩ theo dõi và tư vấn điều trị 1800 5454 35 (miễn cước).
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn