Viêm phế quản là bệnh thông thường nhưng nếu không xử lý kịp thời khi biến chứng thì rất nguy hiểm. Do đó mọi người cần nắm rõ thông tin và xử lý kịp thời trước khi biến chứng.
Viêm phế quản cấp tính là tình trạng viêm niêm mạc phế quản mà trước đó không có tổn thương. Bệnh thường xảy ra trong mùa lạnh, do virut và vi khuẩn gây ra.
Bé bị sốt, sổ mũi, đau rát họng - Triệu chứng viêm phế quản
Các triệu chứng tiêu biểu của viêm phế quản bao gồm: sốt nhẹ, sổ mũi, chảy nước mũi, đau rát họng, đau nhức cơ thể…
Viêm phế quản cấp thường diễn biến lành tính. Bệnh tự khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, ở người cao tuổi, trẻ sơ sinh, những người có thể tạng yếu, sức miễn dịch kém và những người hút thuốc lá, tiếp xúc với khói bụi độc hại thường xuyên….bệnh có thể diễn tiến lâu hơn và nếu không xử lý kịp thời có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi.
Khoảng 5% bệnh nhân viêm phế quản có thể phát triển tình trạng nhiễm trùng thứ phát ở phổi, dẫn tới viêm phổi. Hiện tượng nhiễm trùng này thường do vi khuẩn gây ra sau khi người bệnh bị nhiễm trùng do virut.
Những bệnh nhân viêm phế quản có nguy cơ cao bị viêm phổi bao gồm:
- Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người cao tuổi với hệ miễn dịch suy giảm nên dễ bị nhiễm trùng thứ cấp (bội nhiễm).
- Những người hút thuốc thường có hệ miễn dịch suy giảm và dễ bị nhiễm trùng đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần. Họ dễ bị viêm phổi do vi khuẩn sau khi bị viêm phế quản cấp do vi rút.
- Những bệnh nhân mắc các bệnh tim mạch hoặc bệnh phổi cũng dễ bị viêm phổi, bao gồm những bệnh nhân: suy tim, hen suyễn, phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD…
- Những người hệ miễn dịch kém cũng có nguy cơ gặp các biến chứng của viêm phế quản như viêm phổi.
Viêm phổi là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi. Viêm phổi không xử lý kịp thời có thể dẫn tới tràn khí màng phổi, áp xe phổi, suy hô hấp…. thậm chí tử vong. Do vậy, cần lưu ý nếu các triệu chứng viêm phế quản thông thường trở nặng (sốt cao, ớn lạnh, đau ngực và đau cơ, khó thở….) thì có thể bạn đã bị viêm phổi, cần tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và ngăn chặn kịp thời.
Ngoài ra, viêm phế quản tái phát nhiều lần có thể khiến phế quản trở nên nhạy cảm hơn với những tác nhân kích thích (không khí lạnh, khói thuốc, không khí ô nhiễm, khói bụi…), gây nên
hen phế quản,
viêm phế quản mãn tính hay các rối loạn ở phổi.
Tổng hợp
Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn