Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Xử lý khi trẻ đang lên cơn hen suyễn thế nào cho phù hợp?


Mục lục bài viết (Ẩn)

  1. Vậy hen suyễn phải làm gì? Xử lý như thế nào là phù hợp?
Với những bố mẹ chưa có kinh nghiệm nhiều về bệnh hen suyễn sẽ gặp nhiều khó khăn, bối rối khi con lên cơn hen suyễn và do chưa có kinh nghiệm nên chưa biết xử lý cơn hen suyễn như thế nào cho phù hợp. Thậm chí lần đầu khi thấy con lên cơn hen suyễn thì còn chưa biết hen suyễn phải làm gì?
 

Vậy hen suyễn phải làm gì? Xử lý như thế nào là phù hợp?

 
Thuốc ho trong cơn hen là điều cần phải chú ý nhiều nhất. Vậy, khi bé đang lên cơn hen thì việc dùng thuốc ho có thật sự cần thiết hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách xử lý hợp lý khi trẻ lên cơn hen.
 
Ho là phản xạ của cơ thể để tống xuất ra ngoài các vật lạ. Đối với cơn hen suyễn, nguyên nhân của ho là do sự co thắt của đường thở trong lồng ngực. Mỗi khi co thắt lại thì biểu hiện ra ngoài bằng triệu chứng ho khò khè, khó thở, nặng ngực.
 
Hằng năm, thời gian mà nhiều trẻ thường lên cơn hen là từ tháng 7 đến tháng 11 và đỉnh điểm là vào tháng 10, tháng 11. Đây là giai đoạn chuyển mùa, và nếu thời tiết có thêm yếu tố bão, áp thấp nhiệt đới thì số lượng trẻ bị bệnh sẽ tăng lên do dễ bị nhiễm siêu vi. Có những trường hợp, cả nhà cùng bị cảm cúm, ho, sổ mũi, nhiễm lạnh,… thì cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ lên cơn hen hơn. Ngoài ra, còn nhiều yếu tố khởi phát khác như mùi nặng, khói thuốc, lông thú, phấn hoa, thuốc Aspirine, stress…
 
Vậy bệnh hen suyễn phải làm gì là tốt nhất? Hãy phòng ngừa hen bằng những biện pháp phòng ngừa hen lý tưởng nhất đó là chúng ta phải tránh được các yếu tố khởi phát. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và đặc biệt theo sự hướng dẫn của GINA (Quản lý hen toàn cầu) thì phòng ngừa hen bằng cách dùng hoặc không dùng thuốc. Khi dùng thuốc thì phải tuân thủ đúng, đều và cho bé tái khám định kỳ. 
 
Trong đó, thuốc ho trong cơn hen là điều cần phải chú ý nhiều nhất. Khi bé đang lên cơn hen thì việc dùng thuốc ho có thật sự cần thiết hay không? Câu trả lời là KHÔNG. Điều quan trọng nhất chính là chúng ta nên dùng thuốc giãn phế quản nhằm mở đường thở ra, từ đó sẽ giúp trẻ vượt qua được cơn hen cấp tính.
 
 
xử lý cơn hen suyễn
 
 
Một số sai lầm mà cha mẹ thường mắc phải khi có con trẻ bị hen suyễn là không chấp nhận chẩn đoán của bác sĩ, quá lo sợ các tác dụng phụ của thuốc mà không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ dẫn đến tình trạng bệnh diễn tiến nặng hơn. Mặt khác khi trẻ vào cơn hen cấp, cha mẹ không có đủ khả năng xử lý đúng tình huống hoặc xử trí theo một số biện pháp dân gian (như uống thằn lằn, rắn mối nướng, thậm chí ăn sống bằng cách há miệng rồi bấm đuôi thằn lằn cho chui vào miệng,…) Những biện pháp này chưa có bằng chứng khoa học chứng minh có khả năng điều trị khỏi bệnh hen suyễn.
 
Theo BS CKII. Đặng Thị Kim Huyên – Khoa Thăm dò chức năng hô hấp, các dấu hiệu bệnh hen của trẻ cần được theo dõi kĩ, không nên xem thường các triệu chứng đơn giản như ho, khò khè. Đặc biệt trong 2-3 năm đầu đời, nếu trẻ ho, khò khè, khó thở lặp lại nhiều lần vào thời tiết chuyển mùa thì các bậc phụ huynh không nên thờ ơ, mà nên đưa đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để xác định rõ trẻ có mắc bệnh hen hay không. 
 
Với những thông tin trên đây hy vọng các bạn đã nắm rõ một số thông tin về cách xử lý khi trẻ lên cơn hen và đã hiểu hen suyễn phải làm gì. Tổng đài của benhhen.vn luôn là nơi giải đáp mọi thắc mắc về bệnh hen suyễn giúp phụ huynh an tâm đồng hành cùng các con chiến đấu với bệnh hen phế quản.
 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát