Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát
Banner chinh 2023 -1 Banner chinh 2023 -2 Banner chinh 2023 -3

Ý kiến chuyên gia về thuốc hen P/H


Ý kiến của TS. Nguyễn Tiến Vững

Bệnh hen phế quản Y học cổ truyền còn gọi là háo suyễn - háo hỗng, ngược tật, lãnh háo, nhiệt háo. khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn). HPQ là bệnh có liên quan đến ba tạng Tỳ, Phế, Thận. Phế bình thường có chức năng xuất nhập khí, khi phế yếu, xuất nhập khí rối loạn và khí nghịch lên (khí nghịch). Tỳ Thận hư không liễm nạp được dương khí, nước nghịch lên thành đờm gây ủng tắc phế khí, khí  ngược lên mà gây khó thở.


Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên  khó thở. Cho nên trong bệnh hen, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...



Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi bị ẩm thấp (tỳ ghét thấp) hay lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm là một sản vật bệnh lý lưu hành trong cơ thể, đờm dừng ở đâu sinh bệnh ở đó. Khi nó dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.



Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở (khí thuộc dương, bình thường khí đi từ trên xuống dưới), Thận chủ thủy, thủy suy thì không sinh được huyết mà lại sinh đờm.



Như vậy, hen phế quản là bệnh có thể ở một trong ba cơ quan là phế, tỳ, thận, cũng có thể tổn thương hai hay cả ba tạng nên triệu chứng và điều trị càng phức tạp vì vậy Đông y chia hen phế quản ra hen gốc tại Tỳ, hen gốc tại Thận, hen gốc tại Phế.


Chính vì nguyên nhân gây bệnh Hen phế quản rất phức tạp nên để điều trị khỏi cần biết lựa chọn và sử dụng hợp lý các vị thuốc để điều trị tận gốc của bệnh, đó là điều hòa, cân bằng cơ thể và quan trọng nhất là phục hồi và điều hòa chức năng của các Tạng Tỳ, Phế, Thận. Bởi cơ thể là khối thống nhất, có quan hệ sinh khắc chế hóa âm dương, ngũ hành mật thiết. Nên khi làm thuốc trị bệnh cần lưu ý đến yếu tố này, nhất là để điều trị Hen Phế Quản. Trên thị trường hiện nay có một chế phẩm thuốc Hen P/H dạng cao lỏng dược liệu đóng chai, thuốc có tác dụng phòng chống cơn hen tái phát rất hiệu quả, đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành. Tại sao thuốc hen P/H lại có được hiệu quả ấy? Thuốc Hen P/H có nguồn gốc từ bài thuốc được đúc rút từ nhiều kinh nghiệm điều trị Hen phế quản của cổ phương gia giảm mà thành. Các vị thuốc được lựa chọn, chế biến để có công năng, công hiệu giúp hồi phục và điều hòa chức năng của 3 tạng Tỳ, Phế và Thận.

 

 

thuốc hen ph

 


Các vị thuốc giúp Bổ phế, bình suyễn trị ho, tuyên thông phế khí, giúp hồi phục chức năng xuất nhập khí của phế. Ôn phế, hóa Đờm, thanh nhiệt tán kết, giáng nghịch, trừ thấp đờm, hàn đờm, giảm gánh nặng cho phế, giúp tạng phế dần hồi phục. Hai vị thuốc bối mẫu bán hạ được phối hợp hài hòa, bán hạ kiêm trị Tỳ phế, Bối mẫu chuyên thanh phế, bán hạ khí ôn, bối mẫu khí lương, Bán hạ tán hàn, Bối mẫu thanh nhiệt. Ma hoàng, Tỳ bà diệp Hạnh nhân, giúp giáng khí, hóa Đờm, chỉ khái bình suyễn.
Trần bì, Bán hạ, Can khương giúp tiêu viêm, hạ phế khí, khai vị kiện tỳ, hòa vị khí giúp nâng cao và phục hồi chức năng của tạng tỳ: Bổ tỳ khỏe vị, ích khí, giúp chức năng vận hóa thức ăn của tỳ vị mạnh lên, tỳ khí lưu thông, không tích trệ, Đờm từ đó không sinh ra.


Hư mà suyễn gấp là âm hư phế cách trở, khí không về được. Phế chủ đưa khí ra, Thận chủ nạp khí vào, phế là chủ của khí, thận là gốc của khí. Hư mà suyễn là chân âm của thận hư, không nạp được khí, khiến cho khí không có sức trở về nơi căn bản, cho nên chạy ngược lên gây khó thở. Y học hiện đại chỉ rõ Thận không chỉ ngoài chức năng lọc máu, bài tiết nước tiều mà còn có chức năng nội tiết bởi Thượng thận là tuyến nội tiết nhỏ nằm ngay phía trên 2 thận. Mỗi tuyến bao gồm 2 phần, phần tủy (bên trong) tiết ra các hormon  catecholamin có tác dụng duy trì mức huyết áp và nhịp tim, phần vỏ (bên ngoài) tiết ra các hormon corticosteroid, những hormon này có vai trò rất quan trọng đối với sự sống. Chức năng này khi rối loạn sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động nội tiết cũng như miễn dịch của cơ thể. Trong đông Y tạng Thận rất được coi trọng, nguyên khí được hóa sinh từ tinh khí trong thận, cấu tạo bởi tiên thiên thận (nguyên khí), nó được nuôi dưỡng bổ xung không ngừng bởi tinh hậu thiên của tạng tỳ.

 

Trong thuốc Hen P/H có vị thuốc Ngũ vị tử có tác dụng: liễm phế tư thận, sinh tân liễm hãn, chủ trị các chứng hư suyễn cửu khái, có đủ ngũ vị; chua mặn nhiều hơn nên chuyên thu liễm phế khí mà tư dưỡng thận thủy, ích khí sinh tân, nên có tác dụng cầm ho định suyễn, khái nghịch thượng khí, cường âm ích tinh, sinh tân chí khát,  bổ nguyên khí bất túc. Ngũ vị tử với cam thảo giúp nguyên khí phục hồi mà lại cân bằng,  giúp các tạng phủ khỏe mạnh mà điều hòa, chức năng nạp khí của tạng thận được phục hồi.


Sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần giúp thuốc Hen P/H có khả năng điều trị các thể Hen phế quản, giúp phòng và chống tái phát cơn hen. Các vị thuốc ở đây được dùng với công năng phò chính, khu tà, cân bằng, điều hòa, phục hồi chức năng của các tạng Tỳ, Phế, Thận, được phục hồi dần. Vì thế  người bệnh phải kiên trì uống thuốc liên tục, đúng liều mỗi đợt điều trị khoảng 8-12 tuần, bệnh nặng có thể dùng liên tục 2-3 đợt trong thời gian dùng thuốc người bệnh sẽ thấy Cơn hen  xuất hiện thưa dần, cơn hen sau nhẹ hơn và dần không còn tái phát. Đó là những gì mà tinh hoa của Y học cổ truyền được chắt lọc và phát huy.
 

Đánh giá của Tiến sỹ - Lương y Nguyễn Hoàng, nguyên giảng viên trường Đại học Dược Hà Nội về thuốc hen P/H:

 

 

 

Đánh giá của Nhà giáo nhân dân - Phó Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Nhược Kim - Phó chủ tịch Hội Đông y Việt Nam về thuốc hen P/H:

 

 

 

 

Ý kiến của Tiến sỹ - Bác sỹ Phạm Hưng Củng - Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học cổ truyền:

 

 

 

Ý kiến của Chủ tịch Hội Đông y - TP Hà Nội -  Nguyễn Hồng Siêm:

 

 

Để lại SỐ ĐIỆN THOẠI , chúng tôi sẽ gọi điện tư vấn riêng cho bạn

THÀNH PHẦN

Cho 200ml chế phẩm: 120ml cao lỏng chiết xuất từ thảo mộc tương đương:
- Lá táo (Zizyphus mauritiana Lamk): 24g
- Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 16g
- Ngũ vị tử (Fructus Schisandrae chinensis): 16g
- Tỳ bà diệp (Folium Eriobotryae): 16g
- Cam thảo (Radix et rhizoma Glycyrrhyzae): 16g
- Can khương (Zingiber officinalis Ross): 16g - Bối mẫu (Bulbus Fritillariae): 16g
- Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae perenne): 16g
- Cát cánh (Radix Platycodi): 12g - Tế tân (Radix et rhizoma Asari): 4,8g Phụ liệu: Đường kính, natri benzoat, kali sorbat, nước tinh khiết: vừa đủ 200ml

CÔNG DỤNG

Thông phế Phúc Hưng hỗ trợ giảm ho, hỗ trợ giảm đờm, hỗ trợ giảm đau rát họng do viêm họng, viêm phế quản, giúp đường hô hấp thông thoáng.

CÁCH DÙNG: Ngày uống 2 - 3 lần:
- Trẻ từ 3 - 6 tuổi, mỗi lần 15 ml.
- Trẻ từ 6 - 14 tuổi, mỗi lần 20 ml.
- Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn, mỗi lần 25ml.

Điện thoại liên hệ: 1800 5454 35

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Không dùng cho người có mẫn cảm, kiêng kỵ với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.
Những người cảm sốt cao, lên sởi, sốt phát ban không nên dùng.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người đang dùng thuốc điều trị cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng

Nhà sản xuất và chịu trách nhiệm sản phẩm:
CÔNG TY TNHH ĐÔNG DƯỢC PHÚC HƯNG

Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội

SẢN XUẤT TẠI NHÀ MÁY ĐẠT
THỰC HÀNH SẢN XUẤT TỐT (GMP)
Tin tức liên quan
Form khảo sát Form khảo sát Form khảo sát